Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ

Có phải bạn đang thắc mắc các đối tượng khác nhau sẽ có phương thức đóng bảo hiểm y tế khác nhau đúng không? Đúng vậy, theo điều 15 của Luật bảo hiểm y tế có quy định chi tiết về phương thức đóng của từng đối tượng khác nhau. Mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin cần thiết.

I.  Cơ sở pháp lý

Điều 12,15 Luật Bảo hiểm y tế 25/2008/QH12 có hiệu lực ngày 01/07/2009.

II.   Phương thức đóng bảo hiểm y tế

1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

2. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

3. Hằng tháng, tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 12

(3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

4. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

8. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.)

của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

4. Hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng quy định tại các khoản 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 17 và 18 Điều 12

(7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng.

9. Người có công với cách mạng.

10. Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.

11. Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ.

12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

13. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.

14. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

17. Trẻ em dưới 6 tuổi.

18. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác)

 của Luật này đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng này vào quỹ bảo hiểm y tế.

5. Hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý người có công với cách mạng và các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 16 Điều 12

(a. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

b. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

c. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân)

 của Luật này đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của họ vào quỹ bảo hiểm y tế.

6. Hằng tháng, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại khoản 19 Điều 12

(Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.)

 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

7. Chính phủ quy định cụ thể phương thức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại các khoản 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 12 của Luật này.

(20. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

21. Học sinh, sinh viên.

22. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.

23. Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.

24. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

25. Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ)

III.  Kết luận

Bảo hiểm y tế là bảo hiểm rất quen thuộc với người dân, mong bạn chú ý các thông tin trên để có thể thực hiện đúng phương thức đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước. Mong bài viết đem đến thông tin hữu ích đến bạn đọc. Chúc bạn thành công.

IV.  Thông tin liên hệ

 Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/phuong-thuc-dong-bao-hiem-y-te

Mức hưởng chế độ thai sản đối với BHXH bắt buộc

Hiện bạn đang trong thời kỳ thai sản và có tham gia BHXH bắt buộc, bạn muốn tìm thêm thông tin để biết về mức hưởng chế độ thai sản đúng với quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Bài viết bên dưới sẽ giải đáp thắc mắc hiện tại của bạn. Mời bạn cùng tìm hiểu.

I.  Cơ sở pháp lí

Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016.

II.  Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34

(Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Khoản 2 điều 34

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.)

 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31

(Khoản 1 Điều 31)

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.)

III.   Kết luận

Bên trên là thông tin gửi đến bạn đọc về mức hưởng chế độ thai sản. Bạn cần lưu ý thời gian nghỉ về khoảng thời gian đóng BHXH bắt buộc để tránh trường hợp nhầm lẫn. Bên cạnh đó ngoài trường hợp mang thai, nghỉ thai sản còn có mức hưởng khi nhận con nuôi. Mong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Chúc các bạn thành công.

IV.   Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post Mức hưởng chế độ thai sản đối với BHXH bắt buộc appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/muc-huong-che-do-thai-san-doi-voi-bhxh-bat-buoc

MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Vậy có các mức đóng bao nhiêu và những phương thức đóng nào? Mời các bạn cùng tim hiểu.

I.  Cơ sở pháp lí

Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016

II.   Mức đóng và phương thức đóng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều 2 Luật BHXH 2014 hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

III.  Kết luận

Nếu bạn có ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bạn nên đọc bài viết trên, nó cung cấp đầy đủ thông tin dựa trên quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về mức đóng và phương thức đóng phí bảo hiểm, có nhiều mức lựa chọn để phù hợp với khả năng đóng phí của bạn. Chúc các bạn thành công.

IV.   Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng. 

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/muc-dong-va-phuong-thuc-dong-cua-nguoi-lao-dong-tham-gia-bhxh-tu-nguyen

MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC

Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Vậy mức đóng là bao nhiêu và phương thức đóng như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu.

I.  Cơ sở pháp lý

Điều 2, 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016

II. Đối tượng áp dụng

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Công dân Việt Nam thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

Những người thuộc nhóm trênhằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo điểm I Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 có nêu: “Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.”

III.  Mức đóng và quy định đóng BHXH bắt buộc

Theo điều 85 Luật BHXH quy định như sau:

Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mức đóng và phương thức đóng BHXH:

a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.”

IV. Một số quy định về việc đóng bảo hiểm

  1. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
  2. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
  3. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
  4. Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hàng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  5. Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau:

a) Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm;

b) Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

V.  Kết luận

Bên trên là những thông tin đưa đến bạn đọc về mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc. Ở Việt Nam có rất nhiều loại bảo hiểm bắt buộc tùy theo từng đối tượng, mong các bạn lưu ý để thực hiện đúng và đủ theo quy định của pháp luật. Chúc các bạn thành công.

VI. Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng. 

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/muc-dong-va-phuong-thuc-dong-cua-nguoi-lao-dong-tham-gia-bhxh-bat-buoc

HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ THẾ NÀO LÀ HỢP LỆ, HỢP PHÁP

Để tránh điều chỉnh những sai sót, sai phạm trên hóa đơn điện tử trong quá trình sử dụng. Các bạn nên biết thế nào là một hóa đơn điện tử hợp lệ và hợp pháp. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra thế nào là hóa đơn điện tử hợp lệ, hợp pháp theo đúng quy định của Nhà nước. Mời các bạn cũng tìm hiểu.

I.  Cơ sở pháp lý

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/11/2018

Thông tư 32/2011/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/05/2011

II.  Hóa đơn điện tử hợp lệ

Theo khoản 3 điều 3 Thông tư 32/2011/TT-BTC có nêu rõ hóa đơn điện tử có giá trị pháp lí nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.

Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.

b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Cũng giống hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử phải hợp lệ các tiêu chí sau:

  • Thông tin hóa đơn: Mẫu số, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn
  • Thông tin người bán trên hoá đơn bao gồm: Tên Công ty, Địa chỉ, Mã số Thuế
  • Thông tin người mua trên hoá đơn bao gồm: Tên Công ty, Địa chỉ, Mã số Thuế

Nội dung hàng hoá dịch vụ:

STT, Tên hàng hoá dịch vụ, Đơn vị tính, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền

Cộng tiền hàng, thuế suất, tiền thuế, tổng tiền thanh toán.

Tiền hàng bằng chữ

Người mua hàng, người bán hàng

Ký và đóng dấu của người bán hàng

So với hóa đơn giấy, các tiêu chí của Hóa đơn điện tử có nhiều sự khác biệt. Căn cứ vào Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì để có tính chất hợp lệ, hợp pháp thì hóa đơn điện tử ngoài nhưng thông tin cơ bản như hoá đơn giấy, cần có thêm các chỉ tiêu sau:

  • Bản thể hiện hóa đơn điện tử
  • Hóa đơn điện tử không có liên
  • Ký hiệu số Serial
  • Chữ ký điện tử
  • Mẫu hoá đơn điện tử hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.
  • Hóa đơn điện tử có định dạng XML có tính chất pháp lý khi toàn vẹn không bị sửa đổi và kèm theo bản thể hiện định dạng PDF.

Một số lưu ý về nội dung của hóa đơn điện tử hợp lệ:

– Hóa đơn điện tử được thể hiện bằng tiếng Việt có dấu, đúng chính tả. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn () hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

– Tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in.

III.  Hóa đơn điện tử hợp pháp

Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ về Hóa đơn điện tử hợp pháp phải đảm bảo toàn vẹn của thông tin, đồng thời đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 4; các Điều 6,7,8 của Nghị định.

Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

a) Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;

b) Không bắt buộc có chữ ký số;

c) Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
  • Tổng số tiền thanh toán;
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các nội dung hóa đơn điện tử và các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đủ những nội dung quy định bên trên.

Theo Mục 9,10 của điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP có nêu rõ hóa đơn điện tử không hợp pháp:

Sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn điện tử khi không đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử khi chưa có mã của cơ quan thuế để gửi cho người mua đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế cho người mua sau khi có thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

10. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử là việc lập khống hóa đơn điện tử; dùng hóa đơn điện tử của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; lập hóa đơn điện tử phản ánh giá trị thanh toán thấp hơn thực tế phát sinh; dùng hóa đơn điện tử quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông.

IV.  Thời điểm lập hóa đơn điện tử

Theo Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP có quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau:

1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóathời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụthời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mi ln giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khi lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

4. Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, pháp luật quản lý thuế để hướng dẫn cụ thể thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp khác và nội dung quy định tại Điều này

V.  Kết luận

Bên trên là thông tin được gửi đến bạn về hóa đơn điện tử như thế nào là hợp lệ, hợp pháp. Các trường hợp lưu ý bên trên mong bạn ghi nhớ để tránh những sai lầm, sai sót về sau. Chúc các bạn thành công.

VI.  Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

 

The post HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ THẾ NÀO LÀ HỢP LỆ, HỢP PHÁP appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/hoa-don-dien-tu-the-nao-la-hop-le-hop-phap

Công ty chuyển địa chỉ khác quận xử lý hóa đơn điện tử như thế nào?

Có phải bạn đang thắc mắc cách xử lý hóa đơn điện tử khi công ty chuyển đi đến một nơi khác? Hay nói cách khác là địa chỉ công ty bị thay đổi thì phải làm sao với hóa đơn điện tử, đặc biệt là chuyển đến một quận/huyện khác với địa chỉ trước đó, cách xử lý có quá phức tạp hay không? Bài viết dưới đây có thể sẽ trả lời được những thắc mắc của bạn. Mời bạn đọc tìm hiểu.

I.  Cơ sở pháp lí

Thông tư 39/2014/TT-BTC

II.  Cách xử lý hóa đơn khi chuyển công ty khác quận

Thay đổi địa chỉ công ty khác quận/huyện với địa chỉ trước đó có nghĩa là cơ quan thuế và mã số thuế đã bị thay đổi.

  • Doanh nghiệp lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn rồi gửi đến cơ quan thuế trực thuộc ở địa điểm cũ trước.
  • Tiếp sau đó, doanh nghiệp lập thông báo điều chỉnh thông tin trên Thông báo phát hành hóa đơn điện tử mới và gửi đến cơ quan thuế trực thuộc tại địa điểm mới chuyển đến

Các bước cụ thể như sau:

  • Tại cơ quan thuế Chuyển đi

Bước 1: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn + bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)

Vào phần mềm HTKK 🡪 Hóa đơn 🡪 Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC 🡪 Click kèm phụ lục 3.10

Chú ý: Khi chọn khi kỳ làm Báo cáo các bạn phải chọn đến ngày hiện tại.

  • Tại cơ quan thuế Chuyển đến

Bước 2: Gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) + Thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế nơi chuyển đến và được sử dụng hóa đơn ngay.

Vào phần Hóa đơn 🡪 Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC)

Bước 3: Đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn

Nếu các bạn làm bản cứng nộp trực tiếp (mẫu tham khảo)

III.  Kết luận

Tuy quy trình này có dài hơn so với quy trình chuyển địa chỉ công ty cùng quận nhưng cũng không quá phức tạp và khó khăn, lưu ý bạn cần làm theo yêu cầu của chi cục thuế khi nộp bản cứng trực tiếp khi thay đổi địa chỉ công ty trên hóa đơn điện tử. Chúc bạn thành công.

IV.  Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post Công ty chuyển địa chỉ khác quận xử lý hóa đơn điện tử như thế nào? appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/cong-ty-chuyen-dia-chi-khac-quan-xu-ly-hoa-don-dien-tu-nhu-the-nao

Công ty chuyển địa chỉ cùng quận xử lý hóa đơn điện tử như thế nào?

Vì một lý do nào đó mà công ty phải chuyển sang một địa chỉ khác nhưng cùng quận/huyện với địa chỉ trước đó, vậy có phải chỉ cần thay đổi địa chỉ công ty trên hóa đơn điện tử hay phải có trình tự xử lý như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu. 

I. Cơ sở pháp lí

Thông tư 39/2014/TT-BTC

II. Cách xử lý hóa đơn khi chuyển công ty cùng quận

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng cùng quận/huyện có nghĩa là cơ quan thuế và mã số thuế không thay đổi.

Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng những hóa đơn đã đặt in trước đó:

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính như sau:” Đối với các số hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên từ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) và được sử dụng ngay hóa đơn.”

Bước 1: Đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn. (Đóng cả mọc vuông)

Bước 2: Làm thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)

Mẫu Thông báo điều chỉnh thông báo phát hành hóa đơn, các bạn có thể làm trên phần mềm HTKK rồi nộp online hoặc nộp bản cứng cho chi cục thuế (tùy từng chi cục thuế)

Nếu làm trên phần mềm: Vào Hóa đơn 🡪 Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC)

Nếu làm bản cứng nộp trực tiếp (mẫu tham khảo)

Lưu ý rằng, bạn nên đợi xem cơ quan thuế đã chấp nhận chưa rồi mới sử dụng hóa đơn điện tử đã thay đổi địa chỉ công ty.

III.  Kết luận

     Bên trên là cách xử lý hóa đơn đặt in sẵn khi chuyển địa chỉ cùng quận/huyện. Có 2 cách giải quyết tùy vào chi cục thuế của quận/huyện. Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn trong trường hợp thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử. Chúc các bạn thành công.

IV.  Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post Công ty chuyển địa chỉ cùng quận xử lý hóa đơn điện tử như thế nào? appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/cong-ty-chuyen-dia-chi-cung-quan-xu-ly-hoa-don-dien-tu-nhu-the-nao