Ngày nay doanh nghiệp thường hay thuê nhà, mặt bằng, nhà xưởng, ô tô, … tài sản của cá nhân để vì nó thuận tiện cho doanh nghiệp khi họ kinh doanh nhưng không biết xử lý chi phí thuê tài sản cá nhân như thế nào. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về phần chi phí này nhé.
I. Cơ sở pháp lý
Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/06/2015
Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC ban hành ngày 25/08/2014
Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC
Nghị định 139/2016/NĐ-CP
II. Đối tượng nộp thuế:
1. Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về Chi phí thuê Tài sản của cá nhân:
“- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuậndoanh nghiệp nộp thuế thaycho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệpnộp thuế thaycho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.”
2. Theo Công văn 15335/CT-TTHT ngày 05/04/2019 của Cục thuế TP Hà Nội:
– Trường hợp Công ty thuê tài sản (xe ô tô) của ông Y là cá nhân không kinh doanh với số tiền trên 100 triệu đồng/ năm mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế GTGT, thuế TNCN) và Công ty nộp thuế thay cho cá nhân thìđược tính vào chi phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.
– Công ty liên hệ với Chi cục Thuế nơi cá nhân có tài sản cho thuê để kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản theo quy định.
– Công ty căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản để xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên.
III. Hồ sơ kê khai thuế.
Hợp đồng thuê nhà, phụ lục hợp đồng có thể công chứng hoặc không cần công chứng (Từ ngày 1/7/2015 thì không bắt buộc phải công chứng, Theo văn bản số 4528/TCT-PC ngày 02/11/2015 của Tổng cục Thuế).
Giấy chứng minh phô tô công chứng của cá nhân cho thuê nhà.
Tờ khai thuế cho thuê tài sản Mẫu 01/TTS (Ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-TTS (nếu là lần khai thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng);
Kê khai mẫu 01/TNDN
Giấy ủy quyền về việc làm thủ tục kê khai và nộp thuế.
Tờ khai lệ phí môn bài theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
Chứng từ nộp tiền thuế của chủ nhà hoặc chứng từ nộp thuế thay chủ nhà nếu có
Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà
IV. Cách xác định doanh thu tính thuế và nộp thuế.
1. Trường hợp doanh thu cho thuê dưới 100 triệu đồng/ năm
Cách tính thuế GTGT và TNCN phải nộp:
Theo điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và nộp thuế môn bài theo thông báo của cơ quan thuế.
– Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ 100 trăm triệu đồng trở xuốnghoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này”
Như vậy, nếu cá nhân cho thuê tài sản dưới 100 triệu đồng/ năm thì được miễn thuế môn bài, thuế TNCN, thuế GTGT.
Theo điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản:
“Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN là tổng doanh thu phát sinh trong năm DƯƠNG LỊCH của các hợp đồng cho thuê tài sản.
– Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì khi xác định mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch.”
2. Trường hợp doanh thu cho thuê trên 100 triệu đồng/ năm.
Các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà > 100tr/năm:
Thuế môn bài:
Doanh thu bình quân năm
Mức phí môn bài cả năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm
1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm
500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm
300.000 đồng/năm.
Nếu phát sinh trong thời gian cuối năm (tức là phát sinh từ ngày 1/7) thì nộp 50% mức lệ phí cả năm.
Thuế GTGT và TNCN:
Theo điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:
“Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản được xác định như sau:
–Doanh thu tính thuế GTGTđối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác không bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.
– Doanh thu tính thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê tài sản làdoanh thu bao gồm thuế(trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.
– Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Cách xác định số thuế phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT X 5%
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN X 5%
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế theo kỳ hạn thanh toán chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê.
V. Kết luận
Bài viết đã tổng hợp chi tiết cách đưa chi phí thuê tài sản cá nhân vào chi phí hợp lý, trong đó có liệt kê các đối tượng phải nộp thuế dựa trên công văn và quy định của Bộ. Hồ sơ khai thuế gồm những loại giấy tờ chứng từ gì. Cuối cùng là cách xác định doanh thu tính thuế và nộp thuế, lưu ý các trường hợp doanh thu của bạn ở mức nào để áp dụng cho phù hợp. Chúc bạn thành công.
VI. Thông tin liên hệ
Mong rằng tất cả các thắc mắc của bạn đã được giải đáp. Nếu chưa nắm rõ hoặc gặp vấn đề trong khâu làm hồ sơ kê khai thuế, mời bạn liên hệ với Uy Danh chúng tôi.
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
Mã số thuế: 0315.367.844 Hotline: 0968.55.57.59
Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Vốn là điều kiện cơ bản đầu tiên để có thể thành lập doanh nghiệp.
Như các bạn đã biết, STARTUP ngày nay rất phổ biến, khi bạn muốn ý tưởng hóa việc kinh doanh của mình bằng việc mở một doanh nghiệp. Vậy thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn? chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua các bài viết dưới đây của công ty Uy Danh nhé.
I. Cơ sở pháp lý
Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 ban hành 26/11/2014
Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ban hành 14/09/2015
II. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân viết tắt “DNTN” là doanh nghiệp được một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ số vốn của mình.
Theo điều 183 Luật doanh nghiệp 2014:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh
DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
III. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân:
1 Điều kiện chung:
a. Tên doanh nghiệp:
Gồm 3 tên: tiếng việt, tiếng nước ngoài, tiếng viết tắt
Không bị trùng
Không gây nhầm lẫn với công ty khác
b. Trụ sở chính của công ty:
Được quyền sử dụng hợp pháp
Có địa chỉ rõ ràng
Không được nằm trong khu quy hoạch
Không nằm ở chung cư, nếu nằm ở chung cư cần văn bản xác định chứng minh
c. Ngành nghề công ty kinh doanh:
Có trong hệ thống ngành nghề nhà nước cho phép
Không bị cấm đầu tư kinh doanh
d. Vốn đầu tư:
Đảm bảo vốn pháp định với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
e. Chủ doanh nghiệp:
Không vi phạm luật doanh nghiệp hiện hành
2 Điều kiện riêng:
Duy nhất một cá nhân làm chủ
Mỗi cá nhân làm chủ một doanh nghiệp
3 Các thủ tục doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi thành lập:
Bản sao chứng minh nhân dân (không quá 3 tháng) của người đại diện pháp luật của công ty
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ, giấy tờ liên quan nếu có đăng ký thành lập doanh nghiệp có điều kiện ngành nghề.
Giấy tờ khác liên quan tới thông tin công ty:
Giấy tờ xác nhận tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh.
Những văn bản xác nhận vốn đầu tư của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Những giấy tờ, chứng chỉ ngành nghề của chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện pháp luật có quy định tại khoản 13 điều 4 luật doanh nghiệp.
Văn bản uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Sau khi các hồ sơ, giấy tờ được chuẩn bị, bạn nộp hồ sơ ở Sở kế hoạch đầu tư nơi bạn đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
IV. Doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Vì vậy vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn do chủ doanh nghiệp quyết định và chủ doanh nghiệp phải chịu toàn bộ rủi ro trong quá trình hoạt động doanh nghiệp.
1. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân:
“Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân” do chủ doanh nghiệp tự đăng kí và có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng vốn đầu tư của mình. Trong đó phải kê khai rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và những loại tài sản khác như nhà, đất, xe,… ( kê khai rõ số lượng, giá trị của từng loại)
Tài sản thuê và vốn vay nếu như sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thì phải được ghi chép và báo cáo tài chính theo đúng quy định pháp luật
Trong suốt quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hay giảm vốn đầu tư của mình và ghi chép vào sổ kế toán
2. Quản lý vốn của doanh nghiệp:
Nếu thuê người khác làm giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm với doanh nghiệp đang hoạt động của mình
Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp của mình. Nếu công ty thua lỗ thì bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bằng tài sản của mình.
V. Các loại vốn cần có khi thành lập doanh nghiệp:
1. Vốn điều lệ:
Được hiểu là vốn cho chủ doanh nghiệp góp hoặc cam kết góp vào công ty trong thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ công ty
Trừ một số ngành kinh doanh nhất định, thì nhà nước không quy định mức vốn điều lệ của các ngành
Vốn điều lệ có thể thay đổi trong quá trình doanh nghiệp hoạt động
2. Vốn pháp định:
Được hiểu là mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp tư nhân
Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có vốn pháp định khác nhau, doanh nghiệp phải đủ vốn pháp định mới được hoạt động kinh doanh
3. Vốn ký quỹ:
Doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản ký quỹ tại ngân hàng, và phả có một số tiền thực tế để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp
Bắt buộc phải nộp số tiền ký quỹ thực tế vào tài khoản ngân hàng
4. Vốn tổ chức (cá nhân, nước ngoài):
Là mức vốn của nhà đầu tư nước ngoài đóng góp vào doanh nghiệp Việt Nam
VI. Kết luận
Sau khi khai thác trên bài, chúng ta cần tổng hợp lại một vài khái niệm sơ bộ về doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt là điều kiện để thành lập một doanh nghiệp, trong đó nên lưu ý các thủ tục doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi thành lập. Bài viết đã giải đáp thắc mắc của hầu hết các câu hỏi của doanh nghiệp là doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn đề thành lập và trong đó được chia ra các loại vốn nào? Mong đây sẽ là bài viết hữu ích cho các bạn.
VII. Thông tin liên hệ
Trên đây là tất cả thông tin công ty chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp lại giúp bạn hiểu rõ cách thành lập một Doanh Nghiệp Tư Nhân ra sao. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ và chi tiết hơn về Doanh Nghiệp Tư Nhânnhé. Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ Công Ty TNHH Dịch Vụ Và Tư Vấn Tax Uy DanhCÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH.
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
Mã số thuế: 0315.367.844 Hotline: 0968.55.57.59
Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Có nhiều bạn hay bị nhầm lẫn văn phòng đại diện và chi nhánh công ty là một . Nếu bạn nào có suy nghĩ đó thì hãy loại bỏ ngay cái suy nghĩ đó đi vì nó hoàn toàn không đúng. Văn phòng đại diện khác với chi nhánh công ty, để biết rõ nó giống và khác nhau như thế nào thì hãy cùng Uy Danh xem bài viết dưới đây nhé.
I. Cơ sở pháp lý
1. Điều 41 Luật doanh nghiệp 68/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015
2. Điều 45 Luật doanh nghiệp 68/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015
II. Khái niệm văn phòng đại diện và chi nhánh (điều 45 luật DN)
1. Văn phòng đại diện:
Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
2. Chi nhánh công ty:
Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
III. Phân biệt văn phòng đại diện và chi nhánh công ty
1. Giống nhau:
a. Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nào đó ( ngân hàng , tổ chức kinh doanh, công ty …) theo quy định Luật DN 2014.
b. Không có tư cách pháp nhân.
c. Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó.
d. Thừa sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức.
e. Tên doanh nghiệp đều được gắn tại chi nhánh và văn phòng đại diện.
f. Các nguyên tắc đặt tên là giống nhau tại Điều 41 Luật DN .
2. Khác nhau:
a. Về chức năng
● Chi nhánh công ty: Vừa thực hiện được chức năng kinh doanh vừa thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền.
● Văn phòng đại diện: Chỉ thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền của Dớng tới là nơi quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, tức là chỉ có chức năng giao dịch và tiếp thị. Mục đích như DN, giải đáp và tư vấn khách.
b. Về phạm vi
● Chi nhánh công ty:
− Được tổ chức và hoạt động trong nước.
− Được phép thực hiện các công việc, nghiệp vụ như doanh nghiệp mẹ của mình.
● Văn phòng đại diện:
− Được tổ chức và hoạt động theo khu vực, có thể hoạt động ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp , tổ chức .
− Không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh nghiệp mẹ.
c. Về hình thức hạch toán
Chi nhánh công ty: Có thể lựa chọn giữa hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập.
Hình thức hạch toán phụ thuộc:
Trường hợp cùng tỉnh : công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế hàng quý, hằng năm, sử dụng chữ ký số công ty mẹ để nộp thuế môn bài .
Trường hợp khác tỉnh: Phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, làm báo cáo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ quyết toán.
Hình thức hạch toán độc lập: Dù cùng tỉnh thì đều phải mua chữ ký số riêng, làm khai thuế ban đầu như hồ sơ công ty mẹ , làm báo thuế hàng quý và quyết toán thuế cuối năm.
Văn phòng đại diện : chỉ có thể chọn hình thức hạch toán phụ thuộc.
Phải nộp hồ sơ khai thuế đối với sắc thuế văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay ;các sắc thuế không phát sinh, văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.
Không phải nộp thuế môn bài.
IV. Kết luận
Như vậy, bài viết trên cho biết khái niệm và phân biệt văn phòng đại diện và chi nhánh công ty dựa trên ba tiêu chí về chức năng, về phạm vi và về hình thức hạch toán. Uy Danh mong rằng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
● Mã số thuế: 0315.367.844
● Hotline: 0968.55.57.59
● Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế VAT (Value Added Tax) là thuế mà hầu hết mọi người trong xã hội sẽ phải chịu. Thuế VAT gồm có giá trị gia tăng đầu vào và giá trị gia tăng đầu ra. Bài viết hôm nay Uy Danh sẽ giới thiệu đến các bạn điều kiện và nguyên tắc khấu trừ thuế gtgt đầu vào, các bạn cùng tham khảo bài viết sau nhé. (tự viết)
I. Cơ sở pháp lý:
Điều 14 Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BTC có hiệu lực ngày 15/05/2017
Điều 14 Thông tư 219/2013/TT- BTC (đã được cập nhật theo Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC, Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC)
II. Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.
3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
4. Khấu trừ thuế GTGT trong một số trường hợp cụ thể như sau:
a. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung có sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT qua các khâu để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào tại các khâu được khấu trừ toàn bộ.
Doanh nghiệp A được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định và của hàng hóa, dịch vụ mua vào không hình thành tài sản cố định tại nhà máy phục vụ khâu sơ chế cá tra phi-lê theo quy trình nêu trên.
Cá tra phi-lê có nguồn gốc do doanh nghiệp A tự nuôi để xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% và doanh nghiệp được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào có liên quan đến hoạt động xuất khẩu cá tra phi-lê. Trường hợp doanh nghiệp nuôi cá tra sau đó chế biến thành cá tra phi-lê vừa để xuất khẩu vừa để bán trong nước thì thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ % doanh thu xuất khẩu/Tổng Doanh thu (doanh thu xuất khẩu và doanh thu bán trong nước).
b. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư thực hiện đầu tư theo nhiều giai đoạn, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập, có phương án sản xuất, kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung và sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT nhưng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản có cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định được khấu trừ toàn bộ. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào không sử dụng cho đầu tư tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT để kê khai khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra.
c. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản được tạm khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra theo phương án sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Số thuế tạm khấu trừ được điều chỉnh theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong ba năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu.
5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
6. Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.
7. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ, trừ các trường hợp sau:
a. Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hướng dẫn tại khoản 19 Điều 4 Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;
b. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.
8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
10. Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo… không phải là người nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này.
11. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này (trừ khoản 2, khoản 3 Điều 5) được khấu trừ toàn bộ.
12. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền bao gồm các trường hợp sau đây:
a. Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản; chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi tên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm; trường hợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người tham gia bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng;
b. Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.
13. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vốn.
14. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ kỳ đầu tiên kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:
a. Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT).
b. Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
c. Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này).
d. Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
e. Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
16. Các trường hợp đặc thù khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định phục vụ cho sản xuất: phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác tiêu thụ trong nước không được kê khai, khấu trừ mà tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào thể hiện trên hóa đơn giá trị gia tăng, chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu phát sinh trước ngày 01 tháng 01 tháng 2015 đáp ứng điều kiện khấu trừ, hoàn thuế và thuộc diện hoàn thuế theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và Thông tư này.
III. Kết luận:
Như vậy, thuế gtgt đầu vào được khấu trừ có những nguyên tắc như sau:
1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp như trên.
4. Khấu trừ thuế GTGT trong một số trường hợp cụ thể.
Trên đây là những nội dung cơ bản về điều kiện khấu trừ thuế Giá trị gia tăng. Mong rằng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng. Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
● Mã số thuế: 0315.367.844
● Hotline: 0968.55.57.59
● Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước khi thành lập công ty. Có 3 phương pháp tính thuế GTGT chính đó là phương pháp khấu trừ, phương pháp trực tiếp trên GTGT và phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Bài viết hôm nay, Uy Danh sẽ cùng bạn làm rõ cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ về đối tượng áp dụng, điều kiện áp dụng và công thức tính nhé.
I. Cơ sở pháp lý
Điều 12 Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BTC hợp nhất ngày 15/05/2017
Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/01/2014
II. Đối tượng áp dụng:
Căn cứ theo điều 12, mục 2, thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bao gồm:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán và thuế.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng đăng ký tự nguyện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
III. Điều kiện áp dụng theo phương pháp khấu trừ: (điều 12 luật thuế gtgt )
1. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
a. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;
b. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;
c. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
2. Doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT và được xác định như sau:
a. Doanh thu hàng năm do cơ sở kinh doanh tự xác định căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ tính thuế từ tháng 11 năm trước đến hết kỳ tính thuế tháng 10 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT hoặc trên Tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm trước đến hết kỳ tính thuế quý 3 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT. Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là 2 năm liên tục.
b. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2013 hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2013 không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu ước tính của năm như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng hoạt động sản xuất kinh doanh chia (:) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh và nhân với (x) 12 tháng. Trường hợp theo cách xác định như trên, doanh thu ước tính từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
c. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện khai thuế theo quý từ tháng 7 năm 2013 thì cách xác định doanh thu của năm như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng 10, 11, 12 năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 và trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 3 năm 2013. Trường hợp theo cách xác định như trên, doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
d. Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh trong cả năm thì xác định theo doanh thu của năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh.
3. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm:
a. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
b. Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
c. Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
d. Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ;
e. Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.
4. Các trường hợp khác:
a. Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.
b. Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
c. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập khác không thuộc các trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.
d. Khi hết năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên theo cách xác định tại khoản 2 Điều này và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thì tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không đạt mức doanh thu từ một tỷ đồng trở lên nhưng vẫn thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thì được đăng ký tự nguyện tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều này. Sau năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập, doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng ổn định phương pháp tính thuế trong 2 năm liên tục.
IV. Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:(khoản 5, điều 12 luật thuế GTGT)
Số thuế GTGT phải nộp
=
Số thuế GTGT đầu ra
–
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
1. Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
● Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.
● Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại khoản 12 Điều 7 Thông tư này.
● Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.
● Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.
2. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
● Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính hướng dẫn tại khoản 12 Điều 7 Thông tư này để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào.
● Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.
● Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
− Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn.
− Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Trường hợp cơ sở kinh doanh khi nhập khẩu hàng hóa đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi bán cho người tiêu dùng đã lập hóa đơn ghi thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn GTGT bán ra đúng bằng với mức thuế suất thuế GTGT đã khai, nộp thuế ở khâu nhập khẩu nhưng mức thuế suất thuế GTGT đã khai (ở khâu nhập khẩu và khâu bán ra nội địa) thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT và cơ sở kinh doanh không thể thu thêm được tiền của khách hàng thì số tiền đã thu của khách hàng theo hóa đơn GTGT được xác định là giá đã có thuế GTGT theo thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT để làm cơ sở xác định đúng số thuế GTGT phải nộp và xác định doanh thu tính thuế TNDN.
V. Kết luận:
Trên đây là những nội dung liên quan đến vấn đề tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Mong rằng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng. Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
● Mã số thuế: 0315.367.844
● Hotline: 0968.55.57.59
● Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Khấu hao tài sản cố định là việc nhằm giúp doanh nghiệp bạn thu hồi đồng vốn đã bỏ ra để mua TSCĐ đó dần dần và họ sẽ thu hồi lại sau một khoảng thời gian. Nhưng các bạn đã tìm hiểu về các phương pháp trích khấu hao TSCĐ chưa, hãy cùng Uy Danh tìm hiểu ở dưới đây nhé.
I. Cơ sở pháp lý
● Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013
● Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính
II. Các phương pháp trích khấu hao
Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
1. Phương pháp khấu hao đường thẳng
1.1Khái niệm
Là phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2Điều kiện áp dụng
Điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng là Doanh nghiệp đăng ký phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế.
1.3Nội dung
a. Cách xác định mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
● Mức trích khấu hao trung bình hằng năm:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
=
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian trích khấu hao
● Mức trích khấu hao trung bình hằng tháng:
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ
=
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm
12 tháng
● Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi:
Mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ
=
Giá trị còn lại trên sổ kế toán
Thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại
● Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao TSCĐ:
Mức trích khấu hao
=
Nguyên giá TSCĐ
–
Số khấu hao lũy kế tính đến năm trước năm cuối cùng
b. Ví dụ
Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hóa đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
● Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số …./2013/TT- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2013.
Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu – 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu đồng/năm.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng/ tháng
Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.
● Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2018.
Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng
Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng – 60 triệu đồng = 90 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6 năm = 15 triệu đồng/ năm
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng : 12 tháng =1.250.000 đồng/ tháng Từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.
2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
2.1Khái niệm
Là phương pháp được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
2.2Điều kiện áp dụng
a. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh) phải thoả mãn đồng thời 2 điều kiện: là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng) và là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
b. Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh) áp dụng đối với các Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và hoạt động có hiệu quả kinh tế cao. Khi trích khấu hao nhanh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
● Mức trích khấu hao tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
● Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
● Nếu trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTCthì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
2.3Nội dung
a. Cách xác định mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
● Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao năm
=
Giá trị còn lại của TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao nhanh
● Trong đó tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)
=
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
x
Hệ số điều chỉnh
● Trong đó:
− Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
=
1
x
100
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ
− Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định
Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm)
1,5
Trên 4 năm (t > 4 năm)
2,0
− Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong những năm cuối:
Khi mức khấu hao năm n (năm mình sẽ tính giá trị khấu hao) < Giá trị còn lại cuối năm n-1 (đầu năm n)/số năm sử dụng còn lại thì kể từ năm đó (năm n trở đi) mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại cuối năm n-1 (đầu năm n) chia cho số năm sử dụng còn lại.
− Xác định mức trích khấu hao hàng tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây
Mức khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ
=
Số khấu hao phải trích cả năm
12 tháng
b. Ví dụ
Công ty A mua một TSCĐ mới nguyên giá là 50 triệu đồng.
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ đó là 5 năm.
Cách tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh:
Xác định mức khấu hao hàng năm:
– Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng: = 1/5 X 100 = 20%.
– Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần = 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%
– Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:
Đơn vị tính: Đồng
Năm thứ
Giá trị còn lại của TSCĐ
Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm
Mức khấu hao hàng năm
Mức khấu hao hàng tháng
Khấu hao luỹ kế cuối năm
1
50.000.000
50.000.000 x 40%
20.000.000
1.666.666
20.000.000
2
30.000.000
30.000.000 x 40%
12.000.000
1.000.000
32.000.000
3
18.000.000
18.000.000 x 40%
7.200.000
600.000
39.200.000
4
10.800.000
10.800.000 : 2
5.400.000
450.000
44.600.000
5
10.800.000
10.800.000 : 2
5.400.000
450.000
50.000.000
3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
3.1Khái niệm
Là phương pháp được sử dụng cho các TSCĐ (các loại máy móc, thiết bị) thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
● Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
● Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
● Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
3.2Điều kiện áp dụng
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
● Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
● Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
● Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
3.3Nội dung
Cách xác định mức khấu hao theo phương pháp theo số lượng, khối lượng sản phẩm
● Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ
=
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng
x
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
=
Nguyên giá của TSCĐ / Sản lượng theo công suất thiết kế
● Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định theo 1 trong 2 cách sau:
Mức trích khấu hao năm của TSCĐ
=
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ
x
12
Hoặc
Mức trích khấu hao năm của TSCĐ
=
Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm
x
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
III. Kết luận
Vậy có 3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
● Phương pháp khấu hao đường thẳng áp dụng cho doanh nghiệp đăng ký phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế.
● Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và hoạt động có hiệu quả kinh tế cao.
● Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm áp dụng với tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị.
Cách tính và ví dụ chi tiết cho từng trường hợp các bạn xem phần nội dung ở trên nhé.
IV. Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung cơ bản liên quan đến các phương pháp trích khấu hao TSCĐ. Uy Danh mong rằng bạn sẽ áp dụng được với doanh nghiệp của mình. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
● Mã số thuế: 0315.367.844
● Hotline: 0968.55.57.59
● Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Bạn chuẩn bị thành lập công ty những vẫn đang băn khoăn về các loại thuế phải đóng. Bạn có biết có đến 7 loại thuế cơ bản cần phải đóng sau khi thành lập công ty? Bài viết hôm nay, Uy Danh sẽ tư vấn cụ thể những vấn đề trên, các bạn cùng theo dõi nhé!
I. Cơ sở pháp lý
1. Điều 2, điều 5 Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 (được sửa bổ sung, sửa đổi vào năm 2018). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2009; các quy định đối với mặt hàng rượu và bia có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
2. Chương 2 Luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/09/2016
3. Điều 4, điều 5 Luật thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 01/07/2010
4. Điều 4 nghị định 139/2016/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/01/2017
II. Thuế là gì?
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.
Việc phân chia các “loại thuế” có ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan nhà nước dễ kiểm soát việc nộp thuế của các doanh nghiệp, cũng như có thể xây dựng chính sách về thuế để có lợi cho người nộp thuế.
Theo quy định của pháp hiện hành, các loại thuế bao gồm:
· Thuế môn bài
· Thuế thu nhập cá nhân
· Thuế thu nhập doanh nghiệp
· Thuế giá trị gia tăng
· Thuế tài nguyên
· Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
· Thuế tiêu thụ đặc biệt
III. Các loại thuế cần phải đóng sau khi thành lập công ty:
1. Thuế môn bài
Căn cứ vào điều 4 nghị định 139/2016/NĐ-CP mức nộp lệ phí thuế môn bài mà doanh nghiệp phải nộp căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong giấy đăng ký kinh doanh, trong đó:
a. Thời gian kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Trường hợp doanh nghiệp chưa sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai lệ phí chậmnhất 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c. Mức đóng lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 03 triệu đồng/ nămvà 02 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ.
d. Đối với chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện hoặc các tổ chức kinh tế khác thì mức đóng lệ phí môn bài là 1 triệu đồng/năm.
e. Ngoài ra, hộ kinh doanh chuyển sang thành doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không phải đóng lệ phí môn bài trong 03 năm đầu theo khoản 2 điều 16 theo luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Thuế thu nhập cá nhân
a. Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà doanh nghiệp “phải nộp thay” cho người lao động, được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý và quyết toán theo năm.
b. Thu nhập tính thuế TNCN= Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
c. Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là kết quả cuối cùng dựa trên quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo luật doanh nghiệp 2008, công thức tính thu nhập thuế doanh nghiệp như sau:
a. Thuế thu nhập doanh nghiệp = thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
b. Trong đó thuế suất doanh nghiệp dựa vào thu nhập và thuế suất:
· Thuế suất thu nhập doanh nghiệp 20% áp dụng cho doanh thu đến 20 tỷ đồng
· Thuế suất thu nhập doanh nghiệp 22%, áp dụng cho doanh thu trên 20 tỷ đồng
· Riêng thuế suất doanh nghiệp từ 30% đến 50% áp dụng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí tại Việt Nam.
4. Thuế giá trị gia tăng
a. Thuế giá trị gia tăng là thuế được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất đến bán sản phẩm.
b. Thuế suất giá trị gia tăng với doanh nghiệp, tùy từng loại hàng dịch vụ kinh doanh, hàng hóa theo các mức như 0%, 5%, 10%.
c. Có hai phương pháp để tính thuế:
· Phương pháp tính trực tiếp: Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
· Phương pháp tính khấu trừ: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.
5. Thuế tài nguyên
a. Thuế tài nguyên là loại thuế được sử dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh, thực hiện các hoạt động khai thác các khoáng sản tài nguyên thì phải nộp thuế. Áp dụng theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009.
b. Dựa theo số lượng sản lượng khai thác tài nguyên để tính thuế, giá tính thuế và thuế xuất.
c. Phương pháp tính: Số tiền thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế x thuế suất.
d. Sản lượng tài nguyên tính thuế:
· Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
· Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.
· Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.
· Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.
· Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m³) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.
· Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.
6. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Các doanh nghiệp khi hoạt động trong vĩnh lực xuất nhập khẩu hàng hóa thì chúng ta sẽ tính thuế cho doanh nghiệp theo phương pháp sau đây:
a. Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và theo thuế suất với tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
b. Với phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
7. Thuế tiêu thụ đặc biệt
a. Theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, các dịch vụ thuộc đối tượng phải chịu đóng thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp đó bao gồm trong các lĩnh vực bia, xe ôm công nghệ thuốc lá,….
b. Phương pháp tính thuế:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
IV. Kết luận
Vậy nội dung trên là những thông tin quan trọng và cách tính 7 loại thuế mà các doanh nghiệp phải đóng sau khi thành lập: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thu đặc biệt.
V. Thông tin liên hệ
Trên đây là những thông tin cần thiết về các loại thuế cần phải nộp mà chúng tôi dành cho bạn. Nếu có mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
Mã số thuế: 0315.367.844
Hotline: 0968.55.57.59
Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Chúng ta đã quen về khái niệm thuế thu nhập cá nhân, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Bạn có đang phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Bạn đang băn khoăn về việc mình có đang nằm trong các khoản giảm trừ gia cảnh hay giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, thiện nguyện của thuế thu nhập cá nhân hay không? Bài hôm nay, Uy Danh sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn dựa trên các điều luật mới nhất.
I. Cơ sở pháp lý
● Điều 9 Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BTC hợp nhất ngày 14/03/2016
● Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/07/2013
● Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/10/2013
● Khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC có hiệu lực ngày 30/07/2016
● Nghị quyết về điều mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN số 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020
II. Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân
1. Giảm trừ gia cảnh
1.1 Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
1.2 Mức giảm trừ gia cảnh
a. Đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) từ 01/07/2020
b. Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng từ 01/07/2020
1.3 Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
a. Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
● Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
● Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
● Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
b. Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
● Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
● Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
● Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
● Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
1.4 Người phụ thuộc bao gồm:
a. Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
● Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng)
● Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
● Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
b. Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
c. Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
d. Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:
● Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
● Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
● Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
● Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
1.5 Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a. Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
● Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
● Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
b. Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
1.6 Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
a. Đối với con:
● Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).
● Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:
Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).
Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
● Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều này, hồ sơ chứng minh gồm:
Bản chụp Giấy khai sinh.
Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.
● Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
b. Đối với vợ hoặc chồng, hồ sơ chứng minh gồm:
● Bản chụp Chứng minh nhân dân.
● Bản chụp sổ hộ khẩu (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
c. Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:
● Bản chụp Chứng minh nhân dân.
● Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
d. Đối với các cá nhân khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này hồ sơ chứng minh gồm:
● Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh.
● Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Các giấy tờ hợp pháp tại tiết g.4.2, điểm g, khoản 1, Điều này là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:
Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
Bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu).
Bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu).
Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.
Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).
● Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.
● Đối với người nộp thuế làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính, sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc diện được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch của người nộp thuế thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực hiện theo hướng dẫn tại các tiết của điểm g, khoản 1, Điều này hoặc chỉ cần Tờ khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị vào bên trái tờ khai.
Thủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung sau: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với người nộp thuế; các nội dung khác, người nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm.
1.7 Khai giảm trừ đối với người phụ thuộc
a. Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ 09 triệu đồng/tháng trở xuống không phải khai người phụ thuộc.
b. Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 09 triệu đồng/tháng để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc khai như sau:
Đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công
● Đăng ký người phụ thuộc
Đăng ký người phụ thuộc lần đầu:
Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp hai (02) bản cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) bản đăng ký và nộp một (01) bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của luật quản lý thuế.
Riêng đối với cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế thì cá nhân nộp một (01) bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế.
− Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc:
Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
− Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
● Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
2.1 Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
2.2 Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.
2.3 Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.
2.4 Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.
2.5 Chứng từ chứng minh đối với các khoản bảo hiểm được trừ nêu trên là bản chụp chứng từ thu tiền của tổ chức bảo hiểm hoặc xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp (trường hợp tổ chức trả thu nhập nộp thay).
3. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
3.1 Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
a. Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa. Các tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Tài liệu để chứng minh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.
b. Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.
3.2 Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó,:
a. Nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo.
b. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.
III. Kết luận
Vậy thuế thu nhập cá nhân có ba khoản giảm trừ là:
● Giảm trừ gia cảnh.
● Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí.
● Giảm trừ đối với các khoản đóng từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Ngoài ra, bài viết còn liệt kê các thủ tục cần thiết và cách thức đăng ký từ tường hợp giảm trừ cụ thể.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết cung cấp toàn bộ những thông tin pháp lý liên quan đến các khoản giảm trừ khi tính thuế Thu nhập cá nhân. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thể áp dụng, chọn cho bản thân/ nhân viên của mình khoản giảm trừ tối ưu nhất. Nếu có băn khoăn hay vướng mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi.
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
● Mã số thuế: 0315.367.844
● Hotline: 0968.55.57.59
● Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh