Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Các loại thuế cần phải đóng sau khi thành lập công ty

Các loại thuế cần phải đóng sau khi thành lập công ty, luôn là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm. Với mục đích bảo vệ quyền và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ Đóng Thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước.Vậy những loại thuế nào mà doanh nghiệp cần phải đóng khi thành lập công ty? Bài viết này sẽ tư vấn cụ thể những vấn đề trên đến với người đọc.

Nộp thuế sau khi thành lập doanh nghiệp

Nộp thuế sau khi thành lập doanh nghiệp. Nguồn internet

Thuế là gì?

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.

Việc phân chia các “loại thuế” có ý nghĩa quan  trọng giúp cơ quan nhà nước dễ kiểm soát việc nộp thuế của các doanh nghiệp, cũng như có thể xây dựng chính sách về thuế để có lợi cho người nộp thuế.

Theo quy định của pháp hiện hành, các loại thuế bao gồm:

  • Thuế môn bài
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty

Các loại thuế phải nộp

Các nghĩa vụ thuế công ty phải nộp sau khi thành lập. nguồn internet

 Thuế môn bài

 Căn cứ vào điều 4 nghị định 139/2016/NĐ-CP mức nộp lệ phí thuế môn bài mà doanh nghiệp phải nộp căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong giấy đăng ký kinh doanh, trong đó:

  • Thời gian kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Trường hợp doanh nghiệp chưa sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai lệ phí chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Mức đóng lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 03 triệu đồng/ năm và 02 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ.
  • Đối với chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện hoặc các tổ chức kinh tế khác thì mức đóng lệ phí môn bài là 1 triệu đồng/năm.
  • Ngoài ra, hộ kinh doanh chuyển sang thành doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không phải đóng lệ phí môn bài trong 03 năm đầu theo khoản 2 điều 16 theo luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Thuế thu nhập cá nhân(TNCN)

  • Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà doanh nghiệp “phải nộp thay” cho người lao động, được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý và quyết toán theo năm.
  • Thu nhập tính thuế TNCN= Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
  • Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.

 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là kết quả cuối cùng dựa trên quá trình hoạt động sản xuất  kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo luật doanh nghiệp 2008, công thức tính thu nhập thuế doanh nghiệp như sau:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp = thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Trong đó thuế suất doanh nghiệp dựa vào thu nhập và thuế suất:
  1. Thuế suất thu nhập doanh nghiệp 20% áp dụng cho doanh thu đến 20 tỷ đồng
  2. Thuế suất thu nhập doanh nghiệp 22%, áp dụng cho doanh thu trên 20 tỷ đồng
  3. Riêng thuế suất doanh nghiệp từ 30% đến 50% áp dụng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí tại Việt Nam.

 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguồn internet

 Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là thuế được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất đến bán sản phẩm.

  • Thuế suất giá trị gia tăng với doanh nghiệp, tùy từng loại hàng dịch vụ kinh doanh, hàng hóa theo các mức như 0%, 5%, 10%.
  • Có hai phương pháp để tính thuế:
  1. Phương pháp tính trực tiếp: Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
  2. Phương pháp tính khấu trừ: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Đối với doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng tháng và bằng phương pháp trực tiếp.

 Thuế tài nguyên

  • Thuế tài nguyên là loại thuế được sử dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh, thực hiện các hoạt động khai thác các khoáng sản tài nguyên thì phải nộp thuế. Áp dụng theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009.
  • Dựa theo số lượng sản lượng khai thác tài nguyên để tính thuế, giá tính thuế và thế xuất.
  • Phương pháp tính: Số tiền thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế x thuế suất.

 

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Các doanh nghiệp  khi hoạt động trong vĩnh lực xuất nhập khẩu hàng hóa thì chúng ta sẽ tính thuế cho doanh nghiệp theo phương pháp sau đây:

  • Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và theo thuế suất với tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
  • Với phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Cách tính thuế xuất nhập khẩu công ty. Nguồn internet

Thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, các dịch vụ thuộc đối tượng phải chịu đóng thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp đó bao gồm trong các lĩnh vực bia, xe ôm công nghệ thuốc lá,….
  • Phương pháp tính thuế:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

 

Trên đây là những thông tin cần thiết về các loại thuế cần phải nộp mà chúng tôi dành cho bạn. Nếu có mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua website để được tư vấn miễn phí nhanh nhất , cảm ơn bạn đã luôn đồng hành và tin tưởng chúng tôi.

The post Các loại thuế cần phải đóng sau khi thành lập công ty appeared first on UyDanh.vn.



Nguồn UyDanh.vn https://uydanh.vn/cac-loai-thue-can-phai-dong-sau-khi-thanh-lap-cong-ty

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét