Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Những rủi ro pháp lý khi đứng tên “giùm” cho công ty người khác

Hiện nay việc “đứng tên” giùm cho công ty người khác khá phổ biến. Nhiều người nghĩ đây là một chuyện bình thường vì họ là người “thân”, bạn bè, hoặc sẽ có một lợi ích khi chẳng phải bỏ vốn, công sức để làm gi  vẫn nhận được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc đứng tên “giùm” người khác chứa đựng rất nhiều rủi ro mà bạn không lường trước được, khiến “tiền mất tật mang”.

Người đại diện theo quy định pháp luật

Người đại diện theo quy định pháp luật

Quy định về pháp luật cần biết

Người đại diện theo pháp luật là gì?

  • Người đại diện cho pháp luật có nghĩa là người do pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Để thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng…
  • Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định theo khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật

Căn cứ theo điều 14 Luật doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với các thiệt hại của công ty:

  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp
  • Không tiết lộ bí mật công ty ra ngoài,không lamh dụng chất vụ, tài sản của công ty để tư lợi.
  • Thông báo đầy đủ, chính xác về người đại diện và người có liên quan, có cổ phần tại doanh nghiệp
  • Người đại diện phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại của công ty do vi phạm những nghĩa vụ trên.

Nhờ đứng tên giùm là hành vi vi phạm pháp luật?

  • Xét theo gốc độ pháp lý, việc kê khai không trung thực, không đúng với nội dung đăng ký doanh nghiệp là trái với quy định của pháp luật. Theo khoản 4 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
  • Hành vi kê khai không trung thực, không đúng sẽ bị phạt từ 10-15 triệu đồng theo điều 24 Nghị định 50/2016/NĐ-CP
  • Như vậy, việc nhờ người khác đứng tên giùm được xem là hành vi gian dối trong kinh doanh.

Những rủi ro khi đứng tên giùm người khác

Những rủi ro khi đứng tên giùm người khác

Rủi ro về tài chính

  • Với các khoản nợ từ trên trời rơi xuống, kinh doanh thua lỗ, hành vi trái pháp luật, người đứng tên sẽ là người chịu trách nhiệm và nghĩa vụ với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Những người không góp vốn hay không có cổ phần trong công ty vẫn phải chịu trách nhiệm khi công ty gặp vấn đề về tài chính. (Khoản 4 Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014).

Hoạt động kinh doanh trái phép

  • Bỏ qua những rủi ro về tài chính, sẽ ra sao nếu như công ty mà bạn đứng tên “giùm” chỉ là một cái vỏ bọc, không có thật. Nó chỉ mở ra để đi lừa gạt, kinh doanh trái phép, trốn thuế, đầu tư chui…
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm quy định tại khoản 1, điều 13 và điều 14 trong Luật Doanh nghiệp 2014.

Trách nhiệm với công ty

  • Nếu chẳng may công ty của bạn kinh doanh thua lỗ thì bạn phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm với các cổ đông, các thành viên trong công ty và trước tòa án.
  • Việc những người đứng tên giùm không biết hoặc không quan tâm đến các trách nhiệm của mình chắc chắn ko phải là lý do để miễn trừ trách nhiệm pháp lý của họ. Điều 60 Luật doanh nghiệp 2014 quy định.

Những rắc rối khác

  • Việc cho mượn tên để đăng ký công ty thì đây là một giao dịch đầy rủi ro . Đứng tên giùm người khác đồng nghĩa với việc là người chịu những “hậu quả” nếu chẳng may công ty mà bạn đứng tên gặp vấn đề.
  • Dù bạn không có quyền quyết định mọi việc, nhưng trên giấy tờ pháp lý, thì mọi trách nhiệm khi có hành vi vi phạm pháp luật bạn phải là người gánh vác, gặp rắc rối về giấy tờ, tốn thời gian, tiền bạc…

Đứng tên hộ – trách nhiệm thực

Lợi ích ban đầu mà các công ty “hứa” là sẽ chia cho bạn có thể chưa thấy đâu nhưng bạn phải gánh nợ vì công ty làm ăn thua lỗ cũng như chịu trách nhiệm về pháp luật. Dù là đứng tên hộ nhưng không thể lấy lí do không biết để trốn tránh. Vì rủi ro rất cao bạn nên từ chối.

 Uy Danh đã đưa ra một số tình huống xấu có thể xảy ra khi bạn đứng tên “giùm” công ty cho người khác. Có thể tổn thất về tiền bạc, thời gian và thậm chí là chịu những vấn đề hình sự khác. Thế nên, bạn cần phải sáng suốt,  suy nghĩ thật kĩ, nắm rõ các quy định pháp lý trước khi quyết định đứng tên “giùm” một ai đó. Trường hợp bạn đọc có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin liên hệ bên dưới.

The post Những rủi ro pháp lý khi đứng tên “giùm” cho công ty người khác appeared first on UyDanh.vn.



Nguồn UyDanh.vn https://uydanh.vn/rui-ro-phap-ly-khi-dung-ten-gium-cho-cong-ty-nguoi-khac

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét