Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Hạch toán khấu hao trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh để nâng cấp TSCĐ đối với các Công ty sản xuất liên tục.

Trong quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô và phạm vi sản xuất, ngoài việc mua thêm TSCĐ thì còn có thể nâng cấp các loại TSCĐ, việc này sẽ dẫn đến doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động sản xuất. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động kinh doanh, Kế toán xử lý như thế nào? Hãy cùng Công ty Uy Doanh tìm hiểu về cách xử lý trường hợp này:

Tài sản cố định (TSCĐ).

TSCĐ là gì?

  • Căn cứ vào Điều 3, Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định là những tài sản do doanh nghiệp nắm giữ dùng vào các hoạt động của doanh nghiệp và thỏa mãn được những điều kiện sau:
  • Việc sử dụng tài sản đó phải chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
  • Có thời gian sử dụng lâu dài (trên 1 năm).
  • Nguyên giá của nó phải được xác định một cách đáng tin cậy.
  • Có đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị theo quy định hiện hành (trị giá trên 30 triệu đồng).
  • Lưu ý: Những tư liệu lao động không đáp ứng đủ các điều kiện của một TSCĐ thì chỉ được coi là công cụ, dụng cụ.

Các loại TSCĐ.

  • Dựa vào hình thái biểu hiệnkết cấu thì TSCĐ được chia làm 2 loại: TSCĐ hữu hìnhTSCĐ vô hình.
  • TSCĐ hữu hình được hiểu đơn giản là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể gồm có 6 loại:
  • Loại 1: Nhà cửa, kiến trúc là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như kho tàng, sân bãi, trụ sở làm việc, cầu cống,…
  • Loại 2: Máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như dây chuyền công nghệ, các loại máy móc công nghiệp,…
  • Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, băng tải,…
  • Loại 4: Thiết bị dụng cụ quản lý như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, máy hút ẩm, hút bụi,…
  • Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
  • Loại 6: Các loại TSCĐ khác (tất cả các tài sản đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một TSCĐ chưa liệt kê vào 5 loại trên) như các tác phẩm nghệ thuật, tượng, tranh…
  • TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trịdo doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn tất cả các điều kiện cấu thành nên TSCĐkhông hình thành TSCĐ  hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình.
  • Khoản 2, Điều 3, Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

“Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

đ) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

e) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

g) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.”

  • Các loại TSCĐ bao gồm:
  • Chi phí về đất sử dụng: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ,…
  • Chi phí về bản quyền: Bản quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ, bằng phát minh, sáng chế,…
  • Thương hiệu hàng hóa, phần mềm máy tính: Microsoft, Coca Cola, Pepsi,..
  • Các loại TSCĐ vô hình khác.
  • Dựa vào mục đích và tình hình sử dụng:
  • Theo mục đích sử dụng:
  • TSCĐ đang sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • TSCĐ đang sử dụng ở các phân xưởng sản xuất.
  • TSCĐ đang sử dụng ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp.
  • Theo tình hình sử dụng:
  • TSCĐ đang sử dụng.
  • TSCĐ chưa sử dụng.
  • TSCĐ không cần sử dụng và đang chờ xử lý
  • Căn cứ vào quyền sở hữu:
  • TSCĐ tự có.
  • TSCĐ đi thuê.
  • Dựa vào nguồn hình thành:
  • TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu.
  • TSCĐ được hình thành từ các khoản nợ phải trả.

Khấu hao TSCĐ:

Khấu hao TSCĐ là gì?

Khấu hao TSCĐ là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã bị hao mòn và là một hình thức xác định giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng được phân bổ một cách có hệ thống theo đúng quy định của pháp luật theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Tại sao phải khấu hao TSCĐ?

  • Có thể nói khấu hao TSCĐ nhằm giúp doanh nghiệp thu hồi đồng vốn đã bỏ ra để mua TSCĐ đó dần dần và doanh nghiệp sẽ thu hồi được đầy đủ số vốn đó khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.
  • Khấu hao TSCĐ cũng được xem là một biện pháp giúp doanh nghiệp thực hiện việc bảo toàn vốn cố định của mình.
  • Giúp doanh nghiệp xác định được giá thành sản phẩm, đánh giá kết quả kinh doanh.
  • Là cơ sở để tính toán việc tái đầu tư và tái sản xuất.

Các trường hợp được hạch toán TSCĐ:

  • Theo Điều 9, Thông tư 45/2013/TT-BTC, doanh nghiệp được phép trích khấu hao TSCĐ trong các trường hợp sau:
  • TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư 45/2013/TT-BTC có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh .
  • TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏngkhông thể sửa chữa, khắc phục được.
  • Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ.
  • Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính.
  • Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản.
  • Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF).
  • Ngoài ra còn có các trường hợp như: TSCĐ được mua dưới hình thức trao đổi, nhượng bán TSCĐ, thanh lý TSCĐ,…

Trường hợp Công ty sản xuất liên tục tạm ngừng kinh doanh để nâng cấp TSCĐ để nâng cao năng suất:

Căn cứ pháp lý:

  • Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6, Thông tư 119/2014/TT-BTCĐiều 1, Thông tư 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.”

Các điều kiện để hạch toán khấu hao trong trường hợp này:

  • Việc tạm ngừng kinh doanh để nâng cấp TSCĐ sẽ được tính như tạm dừng để sửa chữa, do vậy, Công ty sẽ được trích khấu hao nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
  • Làm tăng thời gian sử dụng TSCĐ.
  • Làm tăng năng suất sản xuất.
  • Thời gian nâng cấp không quá 12 tháng.
  • Đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định thuộc sở hữu của Doanh nghiệp.
  • Tài sản được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phúc lợi cho người lao động của Doanh nghiệp.
  • Tài sản có đầy đủ hóa đơn và chứng từ hợp pháp theo quy định của Pháp luật.
  • Được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của Doanh nghiệp.
  • Khi thanh toán các khoản chi phí mua tài sản, phải có chứng từ không dùng tiền mặt.
  • Doanh nghiệp lưu giữ hồ sơ về thời gian tạm ngừng, lý do tạm ngừng việc sử dụng tài sản.
  • Mức trích khấu hao không vượt mức hướng dẫn của Thông tư 45/2013/TT-BTC (về thời gian trích khấu hao; phương pháp trích khấu hao).

Hạch toán:

Nợ TK 641, TK 642 (nếu TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng, quản lý).

Nợ TK 632 (đối máy móc, thiết bị ở khâu sản xuất).

Có TK 214 (chi phí khấu hao TSCĐ ngừng hoạt động).

Lưu ý: Kế toán tránh hạch toán chi phí khấu hao đối với máy móc, thiết bị trong thời ngừng hoạt động ở tài khoản 154, vì như thế sẽ làm sai lệch, rối loạn về giá thành.

Trên đây cách xử lý trường hợp doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất để nâng cấp TSCĐ của Công ty Uy Danh, ngoài ra Công ty chúng tôi còn cung cấp các loại dịch vụ Kế toán. Quý khách có nhu cầu hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn về các loại thuế hoặc các dịch vụ khác về Kế toán vui lòng truy cập vào Webside Uydanh.vn hoặc liên hệ 0968 555 759 để biết thêm chi tiết. Hân hạnh chào đón Quý khách.

The post Hạch toán khấu hao trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh để nâng cấp TSCĐ đối với các Công ty sản xuất liên tục. appeared first on Dịch vụ kế toán.



Nguồn Dịch vụ kế toán https://uydanh.vn/hach-toan-khau-hao-trong-thoi-gian-tam-ngung-hoat-dong-kinh-doanh-de-nang-cap-tscd-doi-voi-cac-cong-ty-san-xuat-lien-tuc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét