Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh là hai loại giấy tờ quan trọng khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai loại giấy tờ này rất hay bị nhầm lẫn. Để giải quyết vấn đề này Uy Danh gửi tới bạn bài viết Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với giấy phép kinh doanh.
Khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh.
Trước khi đi vào tìm hiểu sự khác biệt giữa Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh, chúng ta nên tìm hiểu kỹ khái niệm của 2 thuật ngữ này.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 12, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Vậy giấy phép kinh doanh chính là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hoạt động trong một ngành nghề có điều kiện nhất định để được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Giấy phép kinh doanh là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở kinh doanh đó và là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn.
Tóm lại, sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Tuy nhiên, để đi vào hoạt động trên thực tế, nếu lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động đòi hỏi phải có giấy phép của cơ quan chức năng chuyên ngành – nghĩa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì sau khi có “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, doanh nghiệp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh ngành nghề đó rồi mới được hoạt động.
Phân biệt Giấy chứng nhận ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh.
Để phân biệt rõ sự khác nhau của Giấy chứng nhận ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh trên các tiêu chí như: Ý nghĩa pháp lý, điều kiện cấp, hồ sơ và thủ tục, …
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | Giấy phép kinh doanh | |
Ý nghĩa pháp lý |
Là giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước.
Là nghĩa vụ của của nhà nước bảo hộ quyền sở hữu doanh nghiệp. |
Là sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước.
Là quyền kinh doanh của công dân Là cơ chế đề nghị – cấp |
Điều kiện cấp |
Ngành nghề kinh doanh không bị cấm.
Tên doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật. Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ ( tùy thuộc loại hình doanh nghiệp) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. |
Đối với các ngành nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi có đủ điều kiện quy định.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể được thể hiện bằng các loại giấy chứng nhận như: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, … |
Hồ sơ |
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ hợp lệ (Tùy thuộc loại doanh nghiệp) |
Đơn xin phép
Hồ sơ hợp lệ Thẩm định kiểm tra các điều kiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. |
Thủ tục
|
Bước 1: gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Nhận kết quả. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho hồ sơ hợp lệ. Trường hợp bị từ chối, Cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ gửi thông báo về doanh nghiệp, nội dung nêu rõ lý do, yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa (nếu có). |
Bước 1: Soạn thảo, nộp hồ sơ.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện. Nếu hồ sơ và điều kiện thực tế đáp ứng đầy đủ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.
|
Thời hạn tồn tại |
Do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. | Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường vài tháng đến vài năm. |
Quyền của nhà nước |
Nhà nước phải cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ hợp lệ. | Dù có đủ hồ sơ, đủ điều kiện nhưng Nhà nước vẫn có thể từ chối không cấp giấy phép kinh doanh nếu ngành nghề đăng ký đó ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng hoặc có thể hạn chế số lượng ngành nghề kinh doanh. |
Mọi thắc mắc, nhu cầu tư vấn, thành lập doanh nghiệp, đăng ký giấy phép kinh doanh vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
- Địa chỉ: 45D, Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0968.55.57.59
- Website: uydanh.vn – info@uydanh.vn
The post Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh appeared first on Dịch vụ kế toán.
Nguồn Dịch vụ kế toán https://uydanh.vn/phan-biet-giay-chung-nhan-dang-ky-doanh-nghiep-va-giay-phep-kinh-doanh?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=phan-biet-giay-chung-nhan-dang-ky-doanh-nghiep-va-giay-phep-kinh-doanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét