Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ

Có phải bạn đang thắc mắc các đối tượng khác nhau sẽ có phương thức đóng bảo hiểm y tế khác nhau đúng không? Đúng vậy, theo điều 15 của Luật bảo hiểm y tế có quy định chi tiết về phương thức đóng của từng đối tượng khác nhau. Mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin cần thiết.

I.  Cơ sở pháp lý

Điều 12,15 Luật Bảo hiểm y tế 25/2008/QH12 có hiệu lực ngày 01/07/2009.

II.   Phương thức đóng bảo hiểm y tế

1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

2. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

3. Hằng tháng, tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 12

(3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

4. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

8. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.)

của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

4. Hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng quy định tại các khoản 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 17 và 18 Điều 12

(7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng.

9. Người có công với cách mạng.

10. Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.

11. Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ.

12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

13. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.

14. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

17. Trẻ em dưới 6 tuổi.

18. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác)

 của Luật này đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng này vào quỹ bảo hiểm y tế.

5. Hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý người có công với cách mạng và các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 16 Điều 12

(a. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

b. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

c. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân)

 của Luật này đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của họ vào quỹ bảo hiểm y tế.

6. Hằng tháng, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại khoản 19 Điều 12

(Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.)

 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

7. Chính phủ quy định cụ thể phương thức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại các khoản 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 12 của Luật này.

(20. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

21. Học sinh, sinh viên.

22. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.

23. Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.

24. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

25. Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ)

III.  Kết luận

Bảo hiểm y tế là bảo hiểm rất quen thuộc với người dân, mong bạn chú ý các thông tin trên để có thể thực hiện đúng phương thức đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước. Mong bài viết đem đến thông tin hữu ích đến bạn đọc. Chúc bạn thành công.

IV.  Thông tin liên hệ

 Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/phuong-thuc-dong-bao-hiem-y-te

Mức hưởng chế độ thai sản đối với BHXH bắt buộc

Hiện bạn đang trong thời kỳ thai sản và có tham gia BHXH bắt buộc, bạn muốn tìm thêm thông tin để biết về mức hưởng chế độ thai sản đúng với quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Bài viết bên dưới sẽ giải đáp thắc mắc hiện tại của bạn. Mời bạn cùng tìm hiểu.

I.  Cơ sở pháp lí

Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016.

II.  Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34

(Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Khoản 2 điều 34

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.)

 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31

(Khoản 1 Điều 31)

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.)

III.   Kết luận

Bên trên là thông tin gửi đến bạn đọc về mức hưởng chế độ thai sản. Bạn cần lưu ý thời gian nghỉ về khoảng thời gian đóng BHXH bắt buộc để tránh trường hợp nhầm lẫn. Bên cạnh đó ngoài trường hợp mang thai, nghỉ thai sản còn có mức hưởng khi nhận con nuôi. Mong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Chúc các bạn thành công.

IV.   Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post Mức hưởng chế độ thai sản đối với BHXH bắt buộc appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/muc-huong-che-do-thai-san-doi-voi-bhxh-bat-buoc

MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Vậy có các mức đóng bao nhiêu và những phương thức đóng nào? Mời các bạn cùng tim hiểu.

I.  Cơ sở pháp lí

Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016

II.   Mức đóng và phương thức đóng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều 2 Luật BHXH 2014 hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

III.  Kết luận

Nếu bạn có ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bạn nên đọc bài viết trên, nó cung cấp đầy đủ thông tin dựa trên quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về mức đóng và phương thức đóng phí bảo hiểm, có nhiều mức lựa chọn để phù hợp với khả năng đóng phí của bạn. Chúc các bạn thành công.

IV.   Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng. 

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/muc-dong-va-phuong-thuc-dong-cua-nguoi-lao-dong-tham-gia-bhxh-tu-nguyen

MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC

Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Vậy mức đóng là bao nhiêu và phương thức đóng như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu.

I.  Cơ sở pháp lý

Điều 2, 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016

II. Đối tượng áp dụng

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Công dân Việt Nam thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

Những người thuộc nhóm trênhằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo điểm I Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 có nêu: “Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.”

III.  Mức đóng và quy định đóng BHXH bắt buộc

Theo điều 85 Luật BHXH quy định như sau:

Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mức đóng và phương thức đóng BHXH:

a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.”

IV. Một số quy định về việc đóng bảo hiểm

  1. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
  2. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
  3. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
  4. Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hàng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  5. Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau:

a) Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm;

b) Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

V.  Kết luận

Bên trên là những thông tin đưa đến bạn đọc về mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc. Ở Việt Nam có rất nhiều loại bảo hiểm bắt buộc tùy theo từng đối tượng, mong các bạn lưu ý để thực hiện đúng và đủ theo quy định của pháp luật. Chúc các bạn thành công.

VI. Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng. 

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/muc-dong-va-phuong-thuc-dong-cua-nguoi-lao-dong-tham-gia-bhxh-bat-buoc

HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ THẾ NÀO LÀ HỢP LỆ, HỢP PHÁP

Để tránh điều chỉnh những sai sót, sai phạm trên hóa đơn điện tử trong quá trình sử dụng. Các bạn nên biết thế nào là một hóa đơn điện tử hợp lệ và hợp pháp. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra thế nào là hóa đơn điện tử hợp lệ, hợp pháp theo đúng quy định của Nhà nước. Mời các bạn cũng tìm hiểu.

I.  Cơ sở pháp lý

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/11/2018

Thông tư 32/2011/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/05/2011

II.  Hóa đơn điện tử hợp lệ

Theo khoản 3 điều 3 Thông tư 32/2011/TT-BTC có nêu rõ hóa đơn điện tử có giá trị pháp lí nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.

Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.

b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Cũng giống hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử phải hợp lệ các tiêu chí sau:

  • Thông tin hóa đơn: Mẫu số, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn
  • Thông tin người bán trên hoá đơn bao gồm: Tên Công ty, Địa chỉ, Mã số Thuế
  • Thông tin người mua trên hoá đơn bao gồm: Tên Công ty, Địa chỉ, Mã số Thuế

Nội dung hàng hoá dịch vụ:

STT, Tên hàng hoá dịch vụ, Đơn vị tính, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền

Cộng tiền hàng, thuế suất, tiền thuế, tổng tiền thanh toán.

Tiền hàng bằng chữ

Người mua hàng, người bán hàng

Ký và đóng dấu của người bán hàng

So với hóa đơn giấy, các tiêu chí của Hóa đơn điện tử có nhiều sự khác biệt. Căn cứ vào Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì để có tính chất hợp lệ, hợp pháp thì hóa đơn điện tử ngoài nhưng thông tin cơ bản như hoá đơn giấy, cần có thêm các chỉ tiêu sau:

  • Bản thể hiện hóa đơn điện tử
  • Hóa đơn điện tử không có liên
  • Ký hiệu số Serial
  • Chữ ký điện tử
  • Mẫu hoá đơn điện tử hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.
  • Hóa đơn điện tử có định dạng XML có tính chất pháp lý khi toàn vẹn không bị sửa đổi và kèm theo bản thể hiện định dạng PDF.

Một số lưu ý về nội dung của hóa đơn điện tử hợp lệ:

– Hóa đơn điện tử được thể hiện bằng tiếng Việt có dấu, đúng chính tả. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn () hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

– Tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in.

III.  Hóa đơn điện tử hợp pháp

Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ về Hóa đơn điện tử hợp pháp phải đảm bảo toàn vẹn của thông tin, đồng thời đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 4; các Điều 6,7,8 của Nghị định.

Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

a) Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;

b) Không bắt buộc có chữ ký số;

c) Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
  • Tổng số tiền thanh toán;
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các nội dung hóa đơn điện tử và các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đủ những nội dung quy định bên trên.

Theo Mục 9,10 của điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP có nêu rõ hóa đơn điện tử không hợp pháp:

Sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn điện tử khi không đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử khi chưa có mã của cơ quan thuế để gửi cho người mua đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế cho người mua sau khi có thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

10. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử là việc lập khống hóa đơn điện tử; dùng hóa đơn điện tử của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; lập hóa đơn điện tử phản ánh giá trị thanh toán thấp hơn thực tế phát sinh; dùng hóa đơn điện tử quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông.

IV.  Thời điểm lập hóa đơn điện tử

Theo Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP có quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau:

1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóathời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụthời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mi ln giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khi lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

4. Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, pháp luật quản lý thuế để hướng dẫn cụ thể thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp khác và nội dung quy định tại Điều này

V.  Kết luận

Bên trên là thông tin được gửi đến bạn về hóa đơn điện tử như thế nào là hợp lệ, hợp pháp. Các trường hợp lưu ý bên trên mong bạn ghi nhớ để tránh những sai lầm, sai sót về sau. Chúc các bạn thành công.

VI.  Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

 

The post HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ THẾ NÀO LÀ HỢP LỆ, HỢP PHÁP appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/hoa-don-dien-tu-the-nao-la-hop-le-hop-phap

Công ty chuyển địa chỉ khác quận xử lý hóa đơn điện tử như thế nào?

Có phải bạn đang thắc mắc cách xử lý hóa đơn điện tử khi công ty chuyển đi đến một nơi khác? Hay nói cách khác là địa chỉ công ty bị thay đổi thì phải làm sao với hóa đơn điện tử, đặc biệt là chuyển đến một quận/huyện khác với địa chỉ trước đó, cách xử lý có quá phức tạp hay không? Bài viết dưới đây có thể sẽ trả lời được những thắc mắc của bạn. Mời bạn đọc tìm hiểu.

I.  Cơ sở pháp lí

Thông tư 39/2014/TT-BTC

II.  Cách xử lý hóa đơn khi chuyển công ty khác quận

Thay đổi địa chỉ công ty khác quận/huyện với địa chỉ trước đó có nghĩa là cơ quan thuế và mã số thuế đã bị thay đổi.

  • Doanh nghiệp lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn rồi gửi đến cơ quan thuế trực thuộc ở địa điểm cũ trước.
  • Tiếp sau đó, doanh nghiệp lập thông báo điều chỉnh thông tin trên Thông báo phát hành hóa đơn điện tử mới và gửi đến cơ quan thuế trực thuộc tại địa điểm mới chuyển đến

Các bước cụ thể như sau:

  • Tại cơ quan thuế Chuyển đi

Bước 1: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn + bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)

Vào phần mềm HTKK 🡪 Hóa đơn 🡪 Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC 🡪 Click kèm phụ lục 3.10

Chú ý: Khi chọn khi kỳ làm Báo cáo các bạn phải chọn đến ngày hiện tại.

  • Tại cơ quan thuế Chuyển đến

Bước 2: Gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) + Thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế nơi chuyển đến và được sử dụng hóa đơn ngay.

Vào phần Hóa đơn 🡪 Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC)

Bước 3: Đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn

Nếu các bạn làm bản cứng nộp trực tiếp (mẫu tham khảo)

III.  Kết luận

Tuy quy trình này có dài hơn so với quy trình chuyển địa chỉ công ty cùng quận nhưng cũng không quá phức tạp và khó khăn, lưu ý bạn cần làm theo yêu cầu của chi cục thuế khi nộp bản cứng trực tiếp khi thay đổi địa chỉ công ty trên hóa đơn điện tử. Chúc bạn thành công.

IV.  Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post Công ty chuyển địa chỉ khác quận xử lý hóa đơn điện tử như thế nào? appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/cong-ty-chuyen-dia-chi-khac-quan-xu-ly-hoa-don-dien-tu-nhu-the-nao

Công ty chuyển địa chỉ cùng quận xử lý hóa đơn điện tử như thế nào?

Vì một lý do nào đó mà công ty phải chuyển sang một địa chỉ khác nhưng cùng quận/huyện với địa chỉ trước đó, vậy có phải chỉ cần thay đổi địa chỉ công ty trên hóa đơn điện tử hay phải có trình tự xử lý như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu. 

I. Cơ sở pháp lí

Thông tư 39/2014/TT-BTC

II. Cách xử lý hóa đơn khi chuyển công ty cùng quận

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng cùng quận/huyện có nghĩa là cơ quan thuế và mã số thuế không thay đổi.

Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng những hóa đơn đã đặt in trước đó:

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính như sau:” Đối với các số hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên từ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) và được sử dụng ngay hóa đơn.”

Bước 1: Đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn. (Đóng cả mọc vuông)

Bước 2: Làm thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)

Mẫu Thông báo điều chỉnh thông báo phát hành hóa đơn, các bạn có thể làm trên phần mềm HTKK rồi nộp online hoặc nộp bản cứng cho chi cục thuế (tùy từng chi cục thuế)

Nếu làm trên phần mềm: Vào Hóa đơn 🡪 Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC)

Nếu làm bản cứng nộp trực tiếp (mẫu tham khảo)

Lưu ý rằng, bạn nên đợi xem cơ quan thuế đã chấp nhận chưa rồi mới sử dụng hóa đơn điện tử đã thay đổi địa chỉ công ty.

III.  Kết luận

     Bên trên là cách xử lý hóa đơn đặt in sẵn khi chuyển địa chỉ cùng quận/huyện. Có 2 cách giải quyết tùy vào chi cục thuế của quận/huyện. Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn trong trường hợp thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử. Chúc các bạn thành công.

IV.  Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post Công ty chuyển địa chỉ cùng quận xử lý hóa đơn điện tử như thế nào? appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/cong-ty-chuyen-dia-chi-cung-quan-xu-ly-hoa-don-dien-tu-nhu-the-nao

CHI PHÍ QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Có phải nhiều bạn, nhiều hộ gia đình tham gia bảo hiểm xã hội và có thắc mắc về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được dùng với nhiệm vụ? Để làm sáng tỏ thắc mắc trên, mời bạn tìm hiểu bài viết để biết thêm nhiều thông tin hơn ngoài việc chỉ tham gia bảo hiểm.

I. Cơ sở pháp lý

Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016.

II. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội

Theo Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nêu

“1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;

b) Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội;

c) Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.

2. Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”

III.  Kết luận

Để làm rõ về chi phí quản lí bảo hiểm xã hội, nhà nước đã giải trình các nhiệm vụ cần thực hiện bên trên. Mong bài viết giải đáp được một phần thắc mắc của bạn đọc. Chúc bạn thành công.

IV.  Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post CHI PHÍ QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/chi-phi-quan-ly-bao-hiem-xa-hoi

CÁCH XỬ LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHI SAI MÃ SỐ THUẾ, SAI TIỀN HÀNG, SAI SỐ TIỀN, SAI TIỀN BẰNG CHỮ

Có phải bạn đang mắc phải những sai sót liên quan đến mã số thuế, tiền hàng, số tiền, … và muốn tham khảo cách xử lý tốt nhất. Có thể đây là những sai lầm mà doanh nghiệp hay gặp khi giao dịch bằng hóa đơn điện tử. Sau đây là những cách xử lí mới bạn tham khảo.

I. Cơ sở pháp lý

Nghị định 119/2018/NĐ-CP ban hành 11/03/2018.

II. Trường hợp sai mã số thuế, sai tiền hàng, sai số tiền, sai tiền bằng chữ trên hóa đơn điện tử

Khi các bạn mắc các lỗi nêu trên thì cách xử lý tương tự nhau, sau đây là cách trường hợp:

1. Người bán chưa gửi hóa đơn cho người mua

Bước 1: Bên bán và bên mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai mã số thuế trên hóa đơn điện tử

Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điện tử thay thế mới, đảm bảo đã ký số, ký điện tử, rồi gửi tới cho bên mua, Theo đó, hóa đơn điện tử thay thế mới, đảm bảo đã ký số, ký điện tử, rồi gửi tới cho bên mua. Hóa đơn điện tử thay thế bắt buộc phải có dòng chữ:” Thay thế cho hóa đơn số…ký hiệu… mẫu số…; ký hiệu hóa đơn…; số hóa đơn…; ngày/tháng/năm”

Bước 3: Bên bán lập Thông báo hủy hóa đơn điện tử theo đúng mẫu số 4 trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ rồi gửi dữ liệu hóa đơn tới cơ quan Thuế

Lưu ý: khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế thì phải gửi Thông báo hủy hóa đơn điện tử đúng mẫu 04 nếu trên thì Cơ quan thuế cấp mã mới thay thế cho hóa đơn đã lập rồi mới lập hóa đơn thay thế và gửi cho bên mua.

2. Người bán đã gửi hóa đơn cho người mua

Bước 1: Bên bán và bên mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót về thông tin mã số thuế

Bước 2: Bên bán phải lập Thông báo hủy hóa đơn điện tử theo đúng mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.

Bước 3: Bên bán lập hóa đơn điện tử thay thế mới, đảm bảo đã ký số, ký điện tử, rồi gửi tới cho bên mua, Theo đó, hóa đơn điện tử thay thế bắt buộc phải có dòng chữ: “Thay thế cho hóa đơn…ký hiệu…mẫu số…; ký hiệu hóa đơn…; số hóa đơn…; ngày /tháng/năm”.

Lưu ý:

  • Nếu doanh nghiệp đang dùng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì cần lập và gửi Thông báo hủy hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trước để được cấp lại mã số mới cho hóa đơn rồi mới lập hóa đơn thay thế có đầy đủ tiêu thức ký số như quy định.
  • Trường hợp hóa đơn có sai mã số thuế đã được gửi cho bên mua và bên mua đã tiến hành kê khai hóa đơn này thì sau khi đã lập hóa đơn thay thế, bên mua cần điều chỉnh lại hóa đơn sai sót đã kê khai đúng theo quy định pháp luật.

3.  Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử cấp mã có sai sót

  • Cơ quan thuế thông cho người bán theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119 để người bán kiểm tra sai sót.
  • Trong thời gian 2 ngày kể từ ngày nhận thông báo, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới. ký số, ký điện tử gửi tới cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện tử mới thế hóa đơn điện tử đã lập để gửi cho người mua.
  • Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã được cấp mã để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.
  • Cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo mẫu số 4 cho người bán

Lưu ý: Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.

Mẫu số 4

III. Kết luận

Bài viết đã nêu ra 3 tình huống trong các trường hợp các sai sót hay gặp phải trên hóa đơn điện tử. Đừng quá lo lắng, đọc thật kỹ để áp dụng đúng nhất trường hợp bạn đang mắc phải. Chúc bạn thành công.

IV.  Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post CÁCH XỬ LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHI SAI MÃ SỐ THUẾ, SAI TIỀN HÀNG, SAI SỐ TIỀN, SAI TIỀN BẰNG CHỮ appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/cach-xu-ly-hoa-don-dien-tu-khi-sai-ma-so-thue-sai-tien-hang-sai-so-tien-sai-tien-bang-chu

Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất và mức trợ cấp tuất một lần đối với BHXH bắt buộc

Có lẽ có nhiều bạn thắc mắc khi tham gia BHXH bắt buộc khi người tham gia không may mất đi thì người thân sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần như thế nào? Đâu là các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất và mức trợ cấp tuất là bao nhiêu? Mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây.

I.  Cơ sở pháp lí

Điều 66, 67, 69, 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016.

II.  Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

III.  Mức trợ cấp tuất một lần

1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết

IV.   Kết luận

Bên trên là chi tiết các mức được nhận trợ cấp tuất một lần cho BHXH bắt buộc, mong bạn đọc nắm rõ để không nhầm lẫn giữa các trường hợp. Đồng thời xác định được chính xác số tiền được nhận trợ cấp tuất, tránh xảy ra sơ sót. Chúc các bạn thành công (tự viết)

V.   Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất và mức trợ cấp tuất một lần đối với BHXH bắt buộc appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/cac-truong-hop-huong-tro-cap-tuat-va-muc-tro-cap-tuat-mot-lan-doi-voi-bhxh-bat-buoc

CÁC BƯỚC LÀM THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Đối với hóa đơn giấy, chúng ta nộp lên Thuế mẫu 3.14 (Đơn đề nghị đặt in hóa đơn) Sau 3 đến 5 ngày thì lên lấy Công văn chấp thuận về và tiến hành đặt in hóa đơn, 2 ngày sau sử dụng. Như vậy mất tầm 5 đến 7 ngày. Vậy đối với hóa đơn điện tử thủ tục phát hành có phức tạp hơn và lâu hơn hay không? Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn.

I. Cơ sở pháp lý

Thông tư 37/2017/TT-BTC ban hành ngày 27/04/2017

Thông tư 32/2011/TT-BTC ban hành ngày 14/03/2011

II. Các bước thực hiện

Đối với hóa đơn điện tử, theo khoản 3 điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC: “Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn, Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức kinh doanh thanh lý hợp đồng in khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn đối với hợp đồng đặt in hóa đơn không quy định thời hạn thanh lý hợp đồng (đối với hóa đơn đặt in) và không bị xử phạt.”

Quy trình gồm 3 bước:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu

  1. Quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử

Mẫu số 1 phụ lục của Thông tư 32

Link tải mẫu: https://drive.google.com/file/d/1JdHnjqjEhTdU11wW41xJvbiHJ1UJvY1H/view

In ra ký đóng mộc và scan đưa vào file word đính kèm phụ lục thông báo PHHĐ.

  • Thông báo phát hành hoá đơn điện tử theo mẫu 02 thông tư 32. Hoặc có thể lập thông báo trong phần mềm HTKK

In ra ký đóng mộc và scan đưa vào file word phụ lục đính kèm thông báo PHHD (Bao gồm: Mẫu hóa đơn + Quyết định + Bản scan thông báo PHHD này)

Sau khi nộp file XML thông báo phát hành hóa đơn -> Vào tra cứunộp phụ lục đính kèm (Là file Word kể trên)

  • Hoá đơn mẫu (do nhà cung ứng phần mềm cung cấp)

CHÚ Ý:

  • Quyết định sử dụng hóa đơn, thông báo phát hành hoá đơn điện tử và hoá đơn mẫu 🡪 phải là bản SCAN và được đưa chung vào 01 bản dưới định dạng word (.doc) 
  • Cần có thêm một bản Thông báo phát hành định dạng “XML
  • Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị Chữ ký số (Token)

Cách Làm Thông báo phát hành hóa đơn điện tử “XML” trên HTKK:

Đăng nhập vào phần mềm HTKK: Hóa đơn (1) / Thông báo phát hành hóa đơn (TB01/AC) (2)

Nhập các thông tin bắt buộc vào Thông báo phát hành / Sau khi đã nhập xong các bạn chọn: “Kết xuất XML”

Bước 2: Nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử trong file XML qua mạng

Sử dụng trình duyệt Internet Explorer Truy cập vào website: nhantokhai.gdt.gov.vn Sau đó Đăng nhập hệ thống theo MST của Doanh nghiệp.

Chọn Tài khoản / Đăng ký thêm tờ khai.

Sau đó chọn “Thông báo phát hành hóa đơn”/ Tiếp tục

Sau khi đã đăng ký xong các bạn Nộp Thông báo phát hành hóa đơn. Vào mục “Nộp tờ khai”/ Tải lên fife thông báo “XML

Việc nộp thông báo phát hành hoá đơn điện tử giống như việc  bạn nộp Tờ khai thuế GTGT.

Bước 3: Nộp phụ lục “Hóa đơn mẫu, quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử” bản word qua mạng.

Các bạn phải SCAN hóa đơn mẫu mà bên nhà cung ứng phần mềm cung cấp và Quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử (Đã điền số quyết định nội bộ, ký tên, đóng mộc) (Insert 2 file này vào chung 1 file word)

Cách nộp file word phụ lục:

+ Sau khi các bạn đã nộp xong Thông báo phát hành hóa đơn trên nhantokhai. gdt.gov.vn các bạn vào mục: Tra cứu / TB01/AC – Thông báo phát hành hóa đơn

Tiếp đó các bạn chọn File Word đã tạo đính kèm. Sau đó Ký nộp là xong nhé.

Lưu ý: Sau khi nộp xong thì 2 ngày sau các bạn kiểm tra xem đã được phát hành chưa, trước khi sử dụng.

III.   Kết luận

Các hướng dẫn chi tiết về các bước thông báo phát hành hóa đơn điện tử trên HTKK. Khi làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu và qua mạng thời gian cũng không quá lâu so với hóa đơn giấy. Làm theo trình tự các bước đã hướng dẫn, chúc bạn thành công.

IV.   Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post CÁC BƯỚC LÀM THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/cac-buoc-lam-thong-bao-phat-hanh-hoa-don-dien-tu

TRỢ CẤP MAI TÁNG VÀ TRỢ CẤP TUẤT ĐỐI VỚI BHXH TỰ NGUYỆN HOẶC HƯỞNG LƯƠNG HƯU

Trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất là 2 chế độ mà thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc người đang hưởng lương hưu được hưởng trợ cấp khi những người đó qua đời. Đây có lẽ là những thắc mắc chung của người thân về điều kiên nhận trợ cấp trong trường hợp này và mức nhận trợ cấp là bao nhiêu? Mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để làm sáng tỏ thắc mắc.

I. Cơ sở pháp lý

Điều 79,80,81 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016.

II. Trợ cấp mai táng

1.      Người lo mai táng được nhận trợ cấp khi người mất:

“Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;

Người đang hưởng lương hưu”

2.      Mức nhận trợ cấp

Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng

3.      Trường hợp khác

Trường hợp người quy định như trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định mức trợ cấp như trên.

III.   Trợ cấp tuất

1.       Thân nhân được nhập trợ cấp tuất khi:

“Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.”

2.      Mức nhận trợ cấp tuất

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này (Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng) cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3.      Điều kiện thời hạn nhận trợ cấp tuất

Nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

IV.  Kết luận

Bên trên là những thông tin liên quan đến trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất cho người tham gia BHXH tự nguyện hoặc đang hưởng lương hưu. Bài có chia thành 2 phần cụ thể để các bạn không nhằm lẫn. Đối với trường hợp người đã mất hưởng lương hưu, người thân cần nắm mức trợ cấp để các thủ tục được thực hiện một cách rõ ràng hơn. Chúc các bạn thành công.

V.   Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post TRỢ CẤP MAI TÁNG VÀ TRỢ CẤP TUẤT ĐỐI VỚI BHXH TỰ NGUYỆN HOẶC HƯỞNG LƯƠNG HƯU appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/tro-cap-mai-tang-va-tro-cap-tuat-doi-voi-bhxh-tu-nguyen-hoac-huong-luong-huu

BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN ĐỐI VỚI BHXH TỰ NGUYỆN

Bảo hiểm xã hội một lần là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đáp ứng được các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà có nguyện vọng hưởng thì sẽ phải làm thủ tục, hồ sơ lên phía cơ quan bảo hiểm xã hội để xin hưởng BHXH một lần. Vậy điều kiện hưởng bảo hiểm cụ thể ở đây là gì? Và mức bảo hiểm được tính như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây.

I.  Cơ sở pháp lý

Điều 65,73,77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016

II.  Bảo hiểm xã hội một lần

1.      Các trường hợp đủ điều kiện hưởng bảo hiểm một lần

Theo khoản 1 điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nêu các trường hợp người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 (a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.) của Luật này nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.”

2.      Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào?

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

  • 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
  • Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3.      Mức hưởng bảo hiểm khi được Nhà nước hỗ trợ

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại mục 2 nêu trên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp “Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế”

4.      Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần

 Là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

5.      Chế độ bảo hiểm của người đang hưởng lương hưu ra nước ngoài định cư

Tại khoản 2 Điều 65 có quy định:

Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng

III.  Kết luận

Bên trên là chi tiết những quy định về chế độ bảo hiểm một lần đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện. Các điều kiện được hưởng, cách tính mức bảo hiểm, thời điểm tính hưởng bảo hiểm và trường hợp dành cho người ra nước ngoài định cư được hưởng lương hưu của Nhà nước thì được tính mức bảo hiểm như thế nào? Có những trường hợp ngoại trừ, mời các bạn tìm hiểu kỹ. Chúc các bạn thành công.

IV. Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc hay gặp sự cố về quy trình thực hiện, mời bạn liên hệ với UY DANH.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN ĐỐI VỚI BHXH TỰ NGUYỆN appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-doi-voi-bhxh-tu-nguyen

DƯỠNG SỨC, PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU KHI ỐM ĐAU

Bạn có đang thắc mắc rằng sau khi ốm đau thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi trong vòng bao nhiêu ngày? Tùy theo từng trường hợp mà thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau khác nhau. Hãy cũng Uy Danh tìm hiểu xem có những trường hợp nào nhé!

      I. Cơ sở pháp lý

●      Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016

●      Điều 7 Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc số  59/2015/TT-BLĐTBXH  có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.

   II. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi đau ốm

1.     Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Ví dụ:

Ông Ph đang tham gia bảo hiểm xã hội theo chức danh nghề nặng nhọc, tính đến hết tháng 7/2016 đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau (bệnh không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) được 35 ngày, sau khi đi làm trở lại được một tuần thấy sức khỏe còn yếu, ông Ph được công ty quyết định cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày. Tháng 9/2016, ông Ph bị ốm đau phải phẫu thuật, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 07 ngày thì quay trở lại làm việc nhưng sức khỏe chưa phục hồi.

Trường hợp ông Ph tính đến thời điểm tháng 9/2016 đã nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau (ốm đau không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) được 05 ngày. Do vậy, khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau phải phẫu thuật mà sức khỏe chưa phục hồi thì ông Ph được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau với thời gian tối đa là 02 ngày (dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau do phải phẫu thuật tối đa là 07 ngày nhưng trước đó ông Ph đã nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau là 05 ngày).

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2.     Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

a.      Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b.     Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c.      Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3.     Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

4.     Người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.

Ví dụ:

Bà D phải nghỉ việc để điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 01/8/2016 đến hết ngày 10/12/2016 (trong năm 2016 bà D chưa nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau). Từ ngày 11/12/2016, bà D trở lại tiếp tục làm việc đến ngày 04/01/2017 do sức khỏe chưa phục hồi nên bà D được đơn vị giải quyết nghỉ việc hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe 10 ngày.
Trường hợp bà D được nghỉ hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 10 ngày và thời gian nghỉ này được tính cho năm 2016.

5.     Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

III. Kết luận

Thời gian dưỡng sức, phục hồi sau khi ôm đau sẽ theo từng trường hợp. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm. Người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó. Và một vài quy định khác đã được nêu rõ ở phần nội dung bên trên.

IV. Thông tin liên hệ

Vậy trên đây là nội dung liên quan đến dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm của BHXH. Uy Danh mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Nếu bạn còn có thắc mắc thì liên hệ ngay với chúng tôi.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

●      Mã số thuế: 0315.367.844                      Hotline: 0968.55.57.59

●      Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

●      Website: uydanh.vn                                 Email: info@uydanh.vn

The post DƯỠNG SỨC, PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU KHI ỐM ĐAU appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/duong-suc-phuc-hoi-suc-khoe-sau-khi-om-dau-2

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI KÊ KHAI VÀ TÍNH NỘP THUẾ GTGT

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.Vì thế, Các trường hợp không phải kê khai và tính nộp thuế GTGT một trong những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hiện nay. Dưới đây Uy Danh sẽ liệt kê các trường hợp cho bạn đọc tham khảo:

I. Cơ sở pháp lý.

  • Theo Khoản 3, Điều 2, Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013.
  • Theo Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày  31/12/2013.
  • Theo Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014.
  • Theo Điều 1, Thông tư 193/2015/TT-BTC ngày  24/11/2015.
  • Theo Điều 5, Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BTC ngày 15/05/2017.

II. Nguyên tắc không phải kê khai và tính nộp thuế giá trị gia tăng

a.      Không phải xuất hóa đơn (Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ).

b.      Không phát sinh thêm nghĩa vụ thuế GTGT.

c.      Đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

III. Các trường hợp không phải kê khai và tính nộp thuế giá trị gia tăng.

1.      Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

·        Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

·        Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

·        Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

2.      Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3.      Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

4.      Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

5.      Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

·        Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

·        Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

·        Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản này.

6.      Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.

Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hóa đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

7.      Các trường hợp khác:

Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:

a.      Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản;

b.      Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 6 Điều này.

c.      Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm;

d.      Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh;

e.       Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm;

f.        Doanh thu hàng hóa, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT;

g.      Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại. Khi cơ sở kinh doanh bán hàng hóa bị trả lại này trong nội địa thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định;

h.       Tổ chức, doanh nghiệp nhận các khoản thù lao từ cơ quan nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ, chi hộ các cơ quan nhà nước;

Thù lao thu hộ, chi hộ các cơ quan nhà nước không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT quy định tại điểm này là các khoản thù lao nhận được từ hoạt động: thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự nguyện cho cơ quan Bảo hiểm xã hội; chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công, trợ cấp khác cho Bộ Lao động và thương binh xã hội; thu thuế của hộ cá nhân cho cơ quan thuế và các khoản thu hộ, chi hộ khác cho cơ quan Nhà nước.

IV. Thuế GTGT đầu vào các trường hợp không phải kê khai tính thuế có được khấu trừ thuế GTGT?

1.      Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

a.      Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

·        Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.

·        Trường hợp hàng hóa có hao hụt tự nhiên do tính chất lý hóa trong quá trình vận chuyển, bơm rót như xăng, dầu… thì được kê khai, khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa thực tế hao hụt tự nhiên không vượt quá định mức hao hụt theo quy định. Số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa hao hụt vượt định mức không được khấu trừ, hoàn thuế.

·        Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ hình thành tài sản cố định là nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ.

·        Trường hợp nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp do cơ sở kinh doanh đi thuê thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế và giá cho thuê nhà ở công nhân khu công nghiệp thì thuế GTGT đối với khoản tiền thuê nhà trong trường hợp này được khấu trừ theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh xây dựng hoặc mua nhà ở ngoài khu công nghiệp phục vụ cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, nhà xây dựng hoặc nhà mua thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở công nhân khu công nghiệp thì thuế GTGT của nhà xây dựng, nhà mua phục vụ cho công nhân được khấu trừ toàn bộ.

·        Trường hợp cơ sở kinh doanh có các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữ các chức vụ quản lý tại Việt Nam, hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đồng lao động ký với cơ sở kinh doanh tại Việt Nam thì cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài này.

·         Trường hợp các chuyên gia nước ngoài vẫn là nhân viên của doanh nghiệp ở nước ngoài, chịu sự điều động của doanh nghiệp ở nước ngoài, được doanh nghiệp ở nước ngoài trả lương và hưởng các chế độ của doanh nghiệp ở nước ngoài trong thời gian sang Việt Nam công tác, giữa doanh nghiệp ở nước ngoài và cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có hợp đồng bằng văn bản nêu rõ doanh nghiệp tại Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do cơ sở kinh doanh tại Việt Nam chi trả được khấu trừ.

b.      Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra không hạch toán riêng được.

·        Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng.

c.       Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.

·        Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.

d.      Khấu trừ thuế GTGT trong một số trường hợp cụ thể như sau:

i.         Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung có sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT qua các khâu để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào tại các khâu được khấu trừ toàn bộ.

ii.        Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư thực hiện đầu tư theo nhiều giai đoạn, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập, có phương án sản xuất, kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung và sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT nhưng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản có cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định được khấu trừ toàn bộ. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào không sử dụng cho đầu tư tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT để kê khai khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra.

Đối với cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư để tiếp tục sản xuất, chế biến và có văn bản cam kết tiếp tục sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT thì được kê khai, khấu trừ thuế GTGT ngay từ giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với thuế GTGT đầu vào phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB, doanh nghiệp đã kê khai, khấu trừ, hoàn thuế nhưng sau đó xác định không đủ điều kiện, khấu trừ, hoàn thuế thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh nộp lại tiền thuế GTGT đã khấu trừ, hoàn thuế. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện điều chỉnh, qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế phát hiện ra thì cơ quan thuế sẽ thực hiện truy thu, truy hoàn và xử phạt theo quy định. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã báo cáo, cam kết giải trình với cơ quan thuế liên quan đến việc khấu trừ, hoàn thuế.

Trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra.

iii.               Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản được tạm khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra theo phương án sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Số thuế tạm khấu trừ được điều chỉnh theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong ba năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu.

e.      Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

f.        Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.

g.       Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ, trừ các trường hợp sau:

  • Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hướng dẫn tại khoản 19 Điều 4 Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;
  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.

h.     Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

i.        Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

j.        Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo… không phải là người nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này.

Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này.

k.      Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này (trừ khoản 2, khoản 3 Điều 5) được khấu trừ toàn bộ.

l.         Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền bao gồm các trường hợp sau đây:

  • Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản; chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi tên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm; trường hợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người tham gia bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
  • Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.

m.   Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vốn.

n.      Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ kỳ đầu tiên kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được tính số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế mà chưa khấu trừ hết vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn theo hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư này và theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

o.       Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:

  • Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
  • Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
  • Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);
  • Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
  • Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.

p.       Các trường hợp đặc thù khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

2.      Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

a.      Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

b.      Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác

c.      Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).

i.        Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.

ii.     Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ. Đối với những hóa đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai vào mục hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ trong bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.

iii.   Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc trước ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

·        Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hóa không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Sau khi cơ sở kinh doanh đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, cơ sở kinh doanh mới có được chứng từ chứng minh việc thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung.

·        Trường hợp đã quá hạn thanh toán chậm trả theo quy định trong hợp đồng hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm, cơ sở kinh doanh không thực hiện điều chỉnh giảm theo quy định nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra tại trụ sở, cơ sở kinh doanh có đầy đủ chứng từ chứng minh đã thanh toán qua ngân hàng thì nếu việc không điều chỉnh giảm không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn thì cơ sở kinh doanh bị xử phạt vi phạm về thủ tục thuế, nếu việc không điều chỉnh giảm dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn thì cơ sở kinh doanh bị truy thu, truy hoàn và xử phạt theo quy định của Luật Quản lý thuế.

·        Trường hợp cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra tại trụ sở và có quyết định xử lý không chấp nhận cho khấu trừ thuế đối với các hóa đơn GTGT không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, sau khi có quyết định xử lý của cơ quan thuế cơ sở kinh doanh mới có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì:

+       Đối với các hóa đơn GTGT cơ sở kinh doanh đã điều chỉnh giảm trước khi cơ quan thuế đến thanh tra, kiểm tra thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung thuế GTGT.

+       Đối với các hóa đơn GTGT cơ sở kinh doanh đã không điều chỉnh giảm trước khi cơ quan thuế đến thanh tra, kiểm tra thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung nếu có chứng từ thanh toán qua ngân hàng trong thời hạn 6 tháng kể từ tháng có Quyết định xử lý của cơ quan thuế.

d.      Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

o   Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.

o   Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.

o   Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo ủy quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Khi kê khai hóa đơn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh ghi rõ phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.

o   Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

e.       Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.

V. Kết luận

Trên đây là bài viết cung cấp toàn bộ những thông tin pháp lý liên quan đến Các trường hợp không phải kê khai và tính nộp thuế GTGT. Thông qua bài viết, các bạn có thể hiểu rõ được đối tượng không phải kê khai và tính nộp thuế GTGT gồm những ai đối với từng trường hợp. Uy Danh hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kê khai thuế GTGT.

VI. Thông tin liên hệ

Để được tìm hiểu thêm những thông tin về Dịch vụ kế toán và Dịch vụ thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay đến Uy danh để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ và giải quyết những vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng – chính xác và tiết kiệm thời gian. Uy Danh – Sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp!

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

Địa chỉ: 45D, Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Hotline: 0968.55.57.59 Website: uydanh.vn – info@uydanh.vn

The post CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI KÊ KHAI VÀ TÍNH NỘP THUẾ GTGT appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/cac-truong-hop-khong-phai-ke-khai-va-tinh-nop-thue-gtgt