Khi doanh nghiệp muốn đăng ký hay thay đổi loại hình kinh doanh của công ty thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về các “quy định mới về đăng ký ngành nghề kinh doanh”. Để hiểu rõ về những lĩnh vực kinh doanh nào được cho phép hay bị cấm hoặc có những điều kiện như thế nào để được cấp phép kinh doanh. Bài viết này sẽ cho các bạn hiểu rõ và chuyên sâu hơn về những vấn đề trên.
I. CĂN CỨ PHÁP LUẬT
- Khoản 7 Điều 1 Nghị định 185/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP
- Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015
II. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH LÀ GÌ?
- Ngành nghề kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh sao này của doanh nghiệp.
- Một số thắc mắc của khách hàng thường khi gặp phải khi đăng ký kinh doanh là: Ngành nghề của mình có phù hợp với hệ thống ngành nghề của quốc gia chưa? Có phù hợp với khu vực kinh tế và địa phương chưa? Phải đăng ký như thế nào thì đủ điều kiện kinh doanh trong tương lai.
- Vì vậy doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu rõ về các quy định mới nhất khi đăng ký ngành nghề kinh doanh.
III. CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Trong các ngành nghề kinh doanh người ta chia thành 2 loại ngành nghề kinh doanh chính:
1. Ngành nghề kinh doanh bị cấm:
Ngành nghề bị cấm là các ngành nghề trái với luật phát của nhà nước, không được nhà nước cho phép kinh doanh phát triển. Dưới đây là 6 ngành nghề bị cấm kinh doanh:
- Kinh doanh các chất kích thích
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật
- Kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm
- Kinh doanh mại dâm
- Mua bán bộ phận người, cơ thể người.
2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
- Ngoại trừ kinh doanh các ngành nghề trong lĩnh vực bị cấm, thì các doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh trong tất cả các ngành nghề.
- Nhưng phải tuân thủ theo các điều kiện và đảm duy trì các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động, đó gọi là kinh doanh có điều kiện.
3. Điều kiện để được đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:
- Điều kiện chính cần phải có khi đăng ký kinh doanh là mã ngành, nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm hoặc các yêu cầu khác.
4. Giấy phép kinh doanh:
- Giấy phép kinh doanh là giấy tờ được Nhà nước cấp cho doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh sau khi đã thực hiện tất cả các yêu cầu bắt buộc.
- Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp sẽ được cấp khi doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục thành lập của doanh nghiệp.
- Có một số hoạt động kinh doanh cần phải xin giấy phép của các cơ quan chức năng chuyên ngành thì mới đi vào hoạt động được.
5. Chứng nhận hành nghề:
- Giấy chứng nhận hành nghề là do Nhà nước cấp hoặc Hiệp hội nghề nghiệp cấp cho doanh nghiệp có đủ TRÌNH ĐỘ hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
- Giấy chứng nhận hành nghề là một giấy tờ quan trọng yêu cầu độ CHÍNH XÁC TUYỆT ĐỐI.
6. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là để bảo vệ doanh nghiệp hay các cá nhân khi kinh doanh xảy ra sự cố bị thưa kiện, sẽ được bảo hiểm chịu một phần trách nhiệm bồi thường.
IV. CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH NGÀNH NGHỀ CÓ ĐIỀU KIỆN
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định 185/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP, các hình thức xử phạt doanh nghiệp không “đăng ký” kinh doanh ngành nghề có điều kiện như sao:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh sai địa điểm với địa điểm có trong giấy phép đăng ký kinh doanh trước đó.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không đăng ký theo quy định.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không đăng ký giấy kinh doanh doanh nghiệp.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi bị đình chỉ hoặc tịch thu giấy chứng nhận kinh doanh.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm các quy định trên trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
V. KẾT LUẬN
Trên đây là bài viết cung cấp một số quy định mới về đăng ký ngành nghề kinh doanh theo đúng văn bản pháp luật đang thi hành. Thông qua bài viết bạn có thể đăng ký ngành nghề kinh doanh đúng nhất mà không sợ nhầm lẫn trong nhiều trường hợp khác nhau. Uy Danh luôn đồng hành cùng bạn, chúng tôi hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn, chia sẻ được những khó khăn mà bạn đang gặp phải.
VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ
Để được tìm hiểu thêm những thông tin về Dịch vụ kế toán và Dịch vụ thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay đến Uy danh để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ và giải quyết những vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng – chính xác và tiết kiệm thời gian. Uy Danh – Sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp!
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
Địa chỉ: 45D, Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Hotline: 0968.55.57.59 Website: uydanh.vn – info@uydanh.vn
The post QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐĂNG KÝ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH appeared first on .
Nguồn https://uydanh.vn/quy-dinh-moi-ve-dang-ky-nganh-nghe-kinh-doanh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét