Trước khi muốn thành lập doanh nghiệp, thì cần tìm hiểu kỹ mình có thuộc vô bị cấm hay không? Những đối tượng nào sẽ bị cấm thành lập doanh nghiệp. Bởi trong Luật doanh nghiệp quy định rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
I. CĂN CỨ PHÁP LUẬT
- Điều 14, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/10/2010
- Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014
II. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SAU ĐÂY KHÔNG CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; hay trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý theo đúng quy định;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước theo đúng quy định;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hoạt động kinh doanh.
- Các trường hợp khác theo quy định của việc phá sản doanh nghiệp
III. CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lại lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình.
Tại Điều 14, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định
Nghiêm cấm các hành vi cũng như sử dụng tài sản của cơ quan để đầu tư, góp vốn và mua cổ phần của các doanh nghiệp để thu lợi riêng.
Tài sản của Nhà nước và công quỹ quy định bao gồm như sau:
- Các tài sản được mua và thanh toán bằng tiền của Nhà nước
- Kinh phí được cấp từ, hỗ trợ Ngân sách của nhà nước
- Đất được để sử dụng vào những mục đích đúng quy định của pháp luật
- Tài sản và các lợi nhuận thu được từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí đã nói trên
- Kinh phí được tài trợ từ Chính phủ, Tổ chức và cá nhân nước ngoài
Thu lại lợi riêng cho tổ chức là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào một trong các mục đích sau đây:
- Chia cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị dưới mọi hình thức
- Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước
- Lập quỹ ngân sách hoặc bổ sung vào quỹ để phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị mình
Như vậy, việc pháp luật quy định các chủ thể trên không được tham gia thành lập doanh nghiệp là nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc huy động, sử dụng ngân sách nhà nước.
Đồng thời cũng góp phần ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gian lận, tham nhũng gây thiệt hại cho nguồn ngân sách nhà nước.
2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật
Các cán bộ, công chức không được phép thành lập doanh nghiệp. Bởi vì họ đang đảm nhiệm công việc công và ổn định, thường xuyên, lương đảm bảo đời sống của họ, họ có nghĩa vụ tận tâm và phục vụ cho xã hội và nhân dân.
Cũng nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng quyền hạn của mình để làm hại đến lợi ích chung của xã hội và của Nhà nước.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân đội nhân dân; hoặc thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người đã được ủy quyền
Đây là những người có vai trò quan trọng trong An ninh – Quốc gia của mỗi quốc gia, được nhà đầu tư đào tạo chuyên môn, để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nên không được đầu tư cũng như thành lập doanh nghiệp để tránh bị phân tâm.
4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác
Đây là những người được nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Pháp luật quy định như vậy nhằm tránh sự tham ô trong công việc, phục vụ lợi ích riêng.
5. Người chưa thành niên; bị hạn chế năng hoặc mất hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự , chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hoạt động kinh doanh
Những trường hợp này bị Pháp luật cấm nhằm đảm bảo an toàn, cũng như nhận định đúng năng lực cũng như khả năng của từng cá nhân. Để tránh sau này thành lập doanh nghiệp và phá sản nhanh chóng mất thời gian làm giấy tờ thủ tục giải quyết.
6. Các trường hợp khác theo quy định của việc phá sản doanh nghiệp.
Nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động của công ty được thành lập sau này, tránh tình trạng phá sản doanh nghiệp thêm lần nữa.
IV. ĐỐI TƯỢNG BỊ HẠN CHẾ
Trong Luật doanh nghiệp có quy định: Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất một Doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời không được là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Cũng như thành viên hợp danh sẽ không được làm chủ của doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh nào khác, trừ trường hợp mà được sự nhất trí của những thành viên hợp danh còn lại trong công ty hợp danh đó.
V. KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách xác định những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo đúng văn bản pháp luật đang thi hành. Thông qua bài viết bạn có thể liệt kê ra những đối tượng bị cấm đúng nhất mà không sợ nhầm lẫn trong nhiều trường hợp khác nhau. Uy Danh luôn đồng hành cùng bạn, chúng tôi hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn.
VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ
Để được tìm hiểu thêm những thông tin về Dịch vụ kế toán và Dịch vụ thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay đến Uy danh để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ và giải quyết những vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng – chính xác và tiết kiệm thời gian. Uy Danh – Sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp!
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
Địa chỉ: 45D, Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Hotline: 0968.55.57.59 Website: uydanh.vn – info@uydanh.vn
The post NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP appeared first on .
Nguồn https://uydanh.vn/nhung-doi-tuong-bi-cam-thanh-lap-doanh-nghiep-2/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét