Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

CÁCH XỬ LÝ KHI HÓA ĐƠN VIẾT SAI

Khi thống kê sổ sách, việc kế toán viết sai hóa đơn là điều rất dễ gặp khi thực hiện công việc kế toán tại Doanh nghiêp của rất nhiều người. Tuy nhiên cách xử lý trong mỗi trường hợp lại khác nhau và nhiều kế toán chưa có kinh nghiệm thường hay lúng túng trong vấn đề này. Vậy thì khi hóa đơn bị viết sai thì bạn sẽ xử lý như thế nào, cách xử lý có khó và phức tạp hay không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề mà các bạn đang gặp phải. 

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011;

Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/09/2019 :

Theo  Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày  12/09/2018:

II. HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ LÀ GÌ ?

Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC  này.

Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

III. CÁC TRƯỜNG HỢP HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ BỊ SAI VÀ CÁCH XỬ LÝ .

Kể từ ngày 1/11/2020, hóa đơn điện tử có sai sót sẽ được xử lý theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 68/2019/TT-BTC .

3.1. Xử lý hóa đơn điện tử không có mã xác thực của cơ quan thuế bị sai sót

a. Trường hợp: Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và gửi cho người mua, người bán nhưng 2 bên chưa kê khai thuế

– Hủy hóa đơn điện tử khi đã có sự đồng ý và xác nhận của cả 2 bên bán và mua.

– Bên bán lập hóa đơn điện tử mới theo đúng quy định để gửi cho bên mua.

b. Trường hợp: Hóa đơn điện tử có sai sót và được người bán, người mua kê khai thuế thì bên bán

– Lập biên bản điều chỉnh (BBĐC) hóa đơn có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót

– Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

c. Trường hợp: có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót

–  Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn.

– Người bán gửi Thông báo hủy hóa đơn điện tử (để giải trình về thông tin sai sót) tới cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP (Áp dụng với trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế)

d. Trường hợp: sai sót về mã số thuế, số tiền, thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng,… :

– Người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót.

– Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và gửi cho người mua.

– Người bán gửi Thông báo hủy hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và gửi dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.

e. Trường hợp: nếu cơ quan thuế nhận dữ liệu hóa đơn điện tử và phát có sai sót:

Cơ quan thuế gửi Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát cho người bán theo Mẫu số 05 (ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) để người bán kiểm tra sai sót =>Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo:

–  Người bán gửi Thông báo hủy hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn (nếu có).

–  Nếu người bán thông báo hủy hóa đơn điện tử đã lập thì người bán lập hóa đơn điện tử mới để gửi người mua và gửi lại dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.

– Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã lập để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.

3.2. Xử lý hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế bị sai sót

a.  Trường hợp: Bên bán phát hiện hoá đơn được lập sai sót nhưng chưa gửi cho người mua

Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.

Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

b.  Trường hợp: Phát hiện sai sót khi hoá đơn đã được lập và gửi cho bên bán:

Trường hợp sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về hóa đơn có sai sót và thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục NĐ 119) và không phải lập lại hóa đơn.

Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền, thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua cần:

+ Lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót

+ Thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hoá đơn điện tử

+ Lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót sau đó gửi tới CQT để CQT cấp mã cho hóa đơn điện tử mới. Lưu ý: Hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu mẫu số, kí hiệu hóa đơn…số hóa đơn …, ngày…tháng…năm”.

Sau khi nhận được Mẫu số 04 của người bán, cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế và cấp mã xác thực cho hoá đơn thay thế mới lập.

c. Trường hợp: Cơ quan thuế phát hiện hoá đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót

Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông  báo của cơ quan thuế, người bán cần:

+ Kiểm tra và gửi Mẫu số 04 để thông báo về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.

+ Người bán lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế cấp mã xác thực để gửi cho người mua

Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã được cấp mã để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.

IV. Lưu trữ, hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử

4.1. Lưu trữ hóa đơn điện tử

 Người bán, người mua hàng hoá, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử để ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính phải lưu trữ hóa đơn điện tử theo thời hạn quy định của Luật Kế toán. Trường hợp hóa đơn điện tử được khởi tạo từ hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử thì tổ chức trung gian này cũng phải thực hiện lưu trữ hóa đơn điện tử theo thời hạn nêu trên.

Người bán, người mua là đơn vị kế toán và tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có trách nhiệm sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin (ví dụ như: bút nhớ (đĩa flash USB); đĩa CD và DVD; đĩa cứng gắn ngoài; đĩa cứng gắn trong) hoặc thực hiện sao lưu trực tuyến để bảo vệ dữ liệu của hóa đơn điện tử.

4.2. Hóa đơn điện tử đã lập được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu và phải thoả mãn các điều kiện

a) Nội dung của hoá đơn điện tử có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết;

b) Nội dung của hoá đơn điện tử được lưu trữ trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung hoá đơn điện tử đó;

c) Hoá đơn điện tử được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận hoá đơn điện tử.

4.3. Hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng.

Tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong nó.

Hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy hóa đơn điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các hóa đơn điện tử chưa tiêu hủy và phải bảo đảm sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin. Thủ tục tiêu hủy hóa đơn điện tử được thực hiện như thủ tục hủy hóa đơn quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trường hợp người bán hoặc người mua làm mất hóa đơn điện tử thì nếu các bên liên quan còn lưu trữ hóa đơn dưới dạng thông điệp dữ liệu thì người bán hoặc người mua yêu cầu người bán, người mua hoặc bên liên quan gửi lại hóa đơn điện tử.

Trường hợp người bán hoặc người mua làm mất hóa đơn điện tử và không thể liên hệ với các bên có liên quan để được gửi lại hóa đơn thì người bán, người mua thực hiện báo cáo mất hóa đơn theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

V. Kết luận

Trên đây chúng tôi đã liệt kê các trường hợp khi hóa đơn bị sai và đề ra các hướng giải quyết cho các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào các trường hợp mà mình đang gặp phải. Khi các bạn lập hóa đơn nên chú ý các trường hợp để tránh việc hóa đơn bị sai, trong khi viết các bạn cần cẩn thận và kiểm tra kỹ các nội dụng trước khi lập.

VI. Thông tin liên hệ

Trên đây Uy Danh đã hướng dẫn bạn cách xử lý một số trường hợp khi viết sai hoá đơn. Vẫn còn nhiều trường hợp khi viết sai hóa đơn nếu bạn muốn tìm hiểu thì hãy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. . Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post CÁCH XỬ LÝ KHI HÓA ĐƠN VIẾT SAI appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/cach-xu-ly-khi-hoa-don-viet-sai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét