Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Những loại thuế phải nộp khi bán hàng online

Kinh doanh Online đang là một xu hướng của thời kỳ công nghệ 4.0 khi ai nấy đều bận rộn với công việc, không có thời gian đi mua sắm, chính vì vậy họ sẽ chỉ muốn ở nhà, lướt web, lựa chọn những món đồ muốn mua và được giao đến tận nơi. Thói quen mua sắm này được hình thành và trở thành nhu cầu rất cao ở hiện tại nên việc nắm bắt kinh doanh Online của nhiều doanh nghiệp là rất nhiều. Nhưng rất ít người biết khi kinh doanh online thì họ cũng là đối tượng nộp thuế gtgt và lẫn thuế TNCN khi bán hàng như các doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung này !

I. Cơ sở pháp lý :

 Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015; 

Theo Nghị định 65/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 ;

Theo Điều, 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP): ngày 04/10/2016;

II. Vì sao bán hàng online lại phải đóng thuế?

Theo luật Thuế quy định, tất cả mọi công dân thuộc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một khi đã tham gia hoạt động kinh doanh đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Bên cạnh đó Đại diện của Tổng cục Thuế cũng chia sẻ rằng việc quản lý thuế chỉ nhằm khiến các cá nhân, hộ kinh doanh nhận thức được rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với Nhà nước.

Ngoài ra để đảm bảo công bằng và quyền lợi cho những người kinh doanh nhỏ lẻ có sử dụng mặt bằng thì việc kê khai và nộp thuế của các hộ kinh doanh online là cực kỳ cần thiết.

III. Các loại thuế phải nộp khi kinh doanh bán hàng online?

Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC, những cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên là những đối tượng phải đăng ký, kê khai và nộp thuế cụ thể bao gồm: Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

IV. Mức thuế suất của các loại thuế mà các đối tượng kinh doanh online phải nộp:

Đối tượng Người phân phối, cung cấp hàng hóa Người cung cấp dịch vụ Đối tượng kinh doanh vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa Đối tượng hoạt động kinh doanh khác
Thuế GTGT 1% 5% 3% 2%
Thuế TNCN 0,5% 2% 1,5% 1%

Số tiền Thuế môn bài phải nộp (Điều, 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP):

Các cá nhân có doanh thu trên 500 triệu/ năm: 1.000.000 đồng/năm.

Doanh thu từ 100 – 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Doanh thu từ 300 – 500 triệu/năm: 500.000 đồng/năm.

Lưu ý:

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cả năm, sau 6 tháng đầu năm thì chỉ phải nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

Trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai thuế môn bài thì phải nộp mức thuế môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm bắt đầu hoạt động là tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 3, Nghị định 139/2016/NĐ-CP, cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm được miễn thuế môn bài.

V. Cách tính thuế trong trường hợp phải nộp thuế:

Căn cứ Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC, số tiền thuế phải nộp được tính như sau:

Số tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT.

Số tiền thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Thuế suất thuế TNCN.

Doanh thu tính thuế là doanh thu chịu thuế sau khi trừ đi các khoản chi phí được trừ

Trường hợp cá nhân nộp thuế có sử dụng hóa đơn của Cơ quan Thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu trên hóa đơn.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế hoặc xác định không đúng thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền sẽ ấn định doanh thu tính thuế.

VI. Nộp thuế như thế nào?

6.1. Hồ sơ bao gồm những gì?

Khoản 2, Điều 6, Thông tư 92/TT – BTC quy định:

“Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 của hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.”

Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán cụ thể như sau:

Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế đối với doanh thu khoán theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì cá nhân khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và không phải lập, nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức khai thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng)”

6.2. Thời hạn kê khai và nộp thuế

Khoản 3, Điều 6, Thông tư 92/TT–BTC như sau:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước năm tính thuế.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp thuế: Căn cứ Thông báo nộp thuế, cá nhân nộp thuế khoán nộp tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý.

6.3. Nộp thuế ở đâu?

Tại Điều 10, Thông tư 95/2015/TT–BTC quy định như sau:

Tại các địa bàn chưa thực hiện nộp thuế qua phương thức điện tử, Cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm cho các tổ chức thu thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán”. Việc ủy nhiệm thu thuế phải được thực hiện thông qua hợp đồng giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế với Tổ chức được ủy nhiệm thu.

Tổ chức được ủy nhiệm thu là các đơn vị như: Ban quản lý chợ; Trung tâm thương mại; hoặc các doanh nghiệp có hệ thống mạng lưới rộng khắp trên cả nước đáp ứng điều kiện thuận lợi cho cá nhân nộp thuế vào ngân sách nhà nước như: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện lực,..”

VII. Kết luận :

Tóm lại khi kinh doanh bán các mặt hàng online các bạn cũng là đối tượng nộp thuế GTGT và lẫn thuế TNCN theo quy định của Pháp luật. Và chúng tôi cũng đã chia sẽ thêm cho các bạn biết cách tính thuế như thế nào, thủ tục nộp thuế và nộp thuế  ở đâu. Cho nên các bạn cần chú ý các thêm vấn đề này để có nhiều hiểu biết cho việc kinh doanh online trở nên dễ dàng hơn.

VIII. Thông tin liên hệ:

Trên đây là giải đáp các loại thuế phải nộp khi bán hàng online của Công ty Uy Danh, nếu bạn vẫn còn thắc mắc ở những điều nào ở nội dung trên thì hãy ngần ngại liên hệ với chúng tôi.

 Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn

The post Những loại thuế phải nộp khi bán hàng online appeared first on .



Nguồn https://uydanh.vn/nhung-loai-thue-phai-nop-khi-ban-hang-online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét