Tài sản cố định là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp, nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh không thể tránh khỏi hư hỏng, hao mòn tài sản cố định. Vậy Sửa chửa tài sản cố định sẽ ghi nhận như thế nào? Cách hoạch toán ra sao? Bài viết dưới đây Uy Danh sẽ giúp bạn phần nào hiểu thêm về sữa chữa hay sữa chữa lớn tài sản cố định.
I. Cơ sở pháp lý.
- Theo Điều 2 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC ngày 10/06/2013.
- Theo Điều 7 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC ngày 10/06/2013.
- Theo Điều 8 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC ngày 10/06/2013.
- Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 06/08/2015.
II. Sửa chữa tài sản cố định là gì?
– Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ yếu có thời gian sử dụng lâu dài, trong quá trình hoạt động những tác động cơ, lý, hoá học làm cho TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng dần trong thời gian sử dụng.
– Sửa chữa tài sản cố định:là việc bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động như trạng thái hoạt động ban đầu của tài sản cố định.
– Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động cải tiến, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ để nó vận hành tốt hơn so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.
– Các doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, tính chất của công việc sửa chữa để phân thành:
– Sửa chữa thường xuyên TSCĐ là công việc sửa chữa với chi phí phát sinh nhỏ sửa chữa nhỏ để giữ cho TSCĐ trạng thái bình thường. Do chi phí thường xuyên phát sinh đều đặn và giá trị nhỏ nên được hạch toán thẳng vào cho các đối tượng sử dụng TSCĐ đó.
– Sửa chữa lớn TSCĐ là sửa chữa có giá trị tương đối lớn, việc sửa chữa tiến hành có định kỳ hàng năm hoặc vài ba năm một lần theo kế hoạch đã dự toán trong thời gian tiến hành sửa chữa lớn có khi phải ngừng hoạt động một thời gian.
III. Những quy định về sửa chữa lớn tài sản cố định
1. Những quy định:
– Các chi phí phát sinh trong quá trình sữa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà những chi phí này phải được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, tối đa không quá 3 năm.
+ Đối với sửa chữa lớn TSCĐ có tính chu kỳ thì những chi phí này doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu chi phí sửa chữa tài sản cố định mà phát sinh nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
– Đối với chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh
2. Cách hạch toán.
· Khi phát sinh chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa chữa TSCĐ sẽ ghi vào Nợ TK 241 “XDCB dở dang” (2413) và được chi tiết cho từng công trình, công việc sửa chữa TSCĐ. Căn cứ chứng từ phát sinh chi phí để hạch toán:
– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2413) (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331… (tổng thanh toán).
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì chi phí sửa chữa TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2413) (tổng thanh toán)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 334,… (tổng thanh toán).
– Khi việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành:
– Nếu là khoản Chi phí Sửa chữa (không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ):
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu là sửa chữa nhỏ) (Theo TT 200)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (Nếu sửa chữa lớn được phân bổ dần) (Theo TT 200 và 133)
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (nếu trích trước chi phí sửa chữa định kỳ) (Theo TT 200 và 133)
Có TK 241 – XDCB dở dang (2413).
– Nếu là khoản cải tạo, nâng cấp (thỏa mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ):
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 241 – XDCB dở dang (2413).
IV. Đối với sửa chữa tài sản cố định đi thuê.
1. Những quy định:
- Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, thời gian phân bổ tối đa không quá 3 năm.
2. Cách hạch toán:
Sữa chữa văn phòng, kho bãi, nhà xưởng … Chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí khác…
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2413)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112, 152, 331… (tổng thanh toán).
Khi việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có TK 241
Hàng kỳ phân bổ vào chi phí:
Nợ TK 154, 627, 641, 642
Có TK 242
V. Trích trước sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
- Khi thực tế phát sinh sữa chữa lớn
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Có các tài khoản có liên quan
- Khi sữa chữa lớn hoàn thành
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
- Khi chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu chi phí sửa chữa tài sản cố định mà phát sinh nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
+ Điều chỉnh số trích trước khi trích thừa
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 641,642,627 – (Số thừa)
+ Điều chỉnh số trích trước khi trích thiếu
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Nợ TK 641,642,627 – (Phát sinh thêm khi trích thiếu)
Có 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
VI. Kết luận
Trên đây là bài viết cung cấp toàn bộ những thông tin liên quan đến sữa chữa lớn tài sản cố định và hướng dẫn các bạn cách ghi nhận “Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định). Những lưu ý trên cũng đã phần nào giúp bạn giải đáp một phần nào đó thắc mắc, trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện.
VII. Thông tin liên hệ
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
Mã số thuế: 0315.367.844 Hotline: 0968.55.57.59
Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Website: https://uydanh.vn/ Email: info@uydanh.vn
The post GHI NHẬN CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH appeared first on .
Nguồn https://uydanh.vn/ghi-nhan-chi-phi-sua-chua-lon-tai-san-co-dinh-2/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét