Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Các phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, đối tượng áp dụng hướng dẫn kê khai trên HTKK

Thuế VAT (GTGT) là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nướcđóng vai trò lớn trong xây dựngphát triển đất nước. Vậy thuế VAT là gì?

 I. Khái niệm Thuế GTGT?

  • Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

II. Cơ sở pháp lý:

  • Điều 13, Thông tư 219/2013/TT-BTC, ban hành ngày 31/12/2013
  • Công văn 4253/TCT-CS của Tổng cục thuế, bna hành ngày 19/9/2017
  • Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành 18/12/2013
  • Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, ban hành 6/11/2013

III.Thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra là gì?

  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào là số thuế được ghi trên hóa đơn đầu vào khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Thuế giá trị gia tăng đầu ra là số thuế được ghi trên hóa đơn đầu ra khi doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

IV. Phương pháp tính thuế GTGT

A.   Phương pháp trực tiếp trên doanh thu ?

1.  Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu * tỷ lệ %

Trong đó:

– Tỷ lệ %: là tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu, được quy định theo nhóm hàng hóa, dịch vụ như sau:

  + Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ 1%; Bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ trường hợp giá trị của hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng).

 + Dịch vụ, hoạt động bao thầu xây dựng không có nguyên vật liệu: 5%

  + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%

  + Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

2. Xác định doanh thu để tính thuế GTGT :

  • Là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

3. Đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu ?

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện
  • Hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
  • Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

4. Hướng dẫn Kê khai trên HTKK theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu ?

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK mới nhất

  • Chọn: “04/GTGT Tờ khai GTGT TT trên doanh thu”
  • Chọn loại tờ khai và kỳ kê khai
  • Chọn Đồng ý

Bước 2: Xác định tỷ lệ tính thuế của DN:

  • Trước khi kê khai các bạn phải xác định được hàng hóa, dịch vụ của DN bạn chịu thuế suất bao nhiêu % để kê khai cho đúng hàng thuế suất. => Tỷ lệ % để tính như sau:
    • Cách ghi các chỉ tiêu trên Tờ khai 04/GTGT TT trên doanh thu:
  • Chỉ tiêu [21]: Doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0% và không chịu thuế
    • Ghi tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế  suất 0% và không chịu thuế GTGT (không phân biệt nhóm ngành kinh doanh).
  • Chỉ tiêu [22]: Phân phối, cung cấp hàng hóa
    • Ghi tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT 1% thuộc nhóm ngành “Phân phối, cung cấp hàng hóa”.
  • Chỉ tiêu [24]: Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
    • Ghi tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT 5% thuộc nhóm ngành “Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu”.
  • Chỉ tiêu [26]: Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu
    • Ghi tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT 3% thuộc nhóm ngành “Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu”.
  • Chỉ tiêu [28]: Hoạt động kinh khác
    • Ghi tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT 2% thuộc nhóm ngành kinh doanh khác, không thuộc các nhóm ngành đã nêu trên.

B. Phương pháp trực tiếp trên GTGT ?

1. Đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT ?

·         Phương pháp này chỉ dùng riêng cho những doanh nghiệp có hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

 2. Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT ?

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng * thuế suất thuế GTGT

Trong đó:

– Thuế suất thuế GTGT của mặt hàng là vàng, bạc, đá quý là 10%

– Giá trị gia tăng = Giá thanh toán bán ra – Giá thanh toán mua vào

  • Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
  • Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương hoặc giá trị gia tăng dương không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm không được kết chuyển tiếp sang năm sau.

3. Hướng dẫn Kê khai trên HTKK theo phương pháp trực tiếp trên GTGT ?

Từ menu chức năng “Kê khai/Thuế GTGT” chọn “Tờ khai GTGT trực tiếp trên GTGT (03/GTGT)” khi đó màn hình kê khai sẽ hiển thị ra như sau:

+ Kỳ tính thuế: Ứng dụng sẽ để mặc định kỳ tính thuế bằng tháng hoặc quý hiện tại -1, bạn có thể nhập kỳ tính thuế mà muốn kê khai nhưng không được chọn kỳ tính thuế lớn hơn tháng hoặc quý hiện tại. Đối với tờ khai quý, hệ thống cho phép nhập từ quý 3/2013 trở đi và không cho phép nhập tháng quý trùng nhau

 + Chọn loại tờ khai (tờ khai lần đầu hoặc tờ khai bổ sung) theo tháng hoặc quý, và chọn các phụ lục cần kê khai sau đó nhấn nút lệnh “Đồng ý” để hiển thị ra tờ khai GTGT trực tiếp mẫu 03/GTGT.

3.1.Trường hợp khai tờ khai lần đầu

– Trên form “Chọn kỳ tính thuế” chọn trạng thái tờ khai là Tờ khai lần đầu, sau đó nhấn nút “Đồng ý”, màn hình kê khai hiển thị ra như sau:

– Các chỉ tiêu NNT tự nhập:

+ Chỉ tiêu [22], [23], [24], [25], [27]: NSD tự nhập, kiểu số, không âm – Các chỉ tiêu tự tính

+ Chỉ tiêu [21]: hỗ trợ lấy giá trị âm từ chỉ tiêu [26] của kỳ trước sang, cho phép sửa, không âm, nếu sửa khác thì cảnh báo vàng: “Chỉ tiêu [21] khác với chỉ tiêu [26] kỳ trước chuyển sang” . Nếu kỳ tính thuế tháng/quý 1 thì mặc định [21] = 0, không cho phép sửa và không hiển thị câu thông báo.

+ Chỉ tiêu [26]= [22] – [23] – [21] – [24] + [25]

3.2. Trường hợp khai tờ khai bổ sung

– Nếu chọn trạng thái tờ khai là “Tờ khai bổ sung” thì trên form “Chọn kỳ tính thuế” Ứng dụng cho phép NNT chọn thêm lần bổ sung và ngày lập tờ khai bổ sung.

– Nhấn nút Đồng ý màn hình kê khai sẽ hiển thị, khi đó trên form nhập dữ liệu sẽ bao gồm 2 sheet “Tờ khai điều chỉnh” và “KHBS” như sau:

– Các chỉ tiêu được đưa lên KHBS gồm: [27] cách lấy dữ liệu tương tự như tờ 01/GTGT.

Từ khóa: Hướng dẫn lập mẫu số 03/GTGT, hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT trực tiếp.

V. Kết luận

Việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sẽ đơn giản hóa ở những khâu: Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế. Đây là phương pháp được các doanh nghiệp nhỏ, có ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng/năm ưa chuộng bởi tính thuận tiện, tinh giản thủ tục giấy tờ.

Dù là phương pháp tính thuế nào, đâu đó vẫn có những ưu và nhược điểm đặc trưng nhất định. Lời khuyên đưa ra là nếu bạn có đam mê khởi nghiệp cũng như thành lập công ty thì phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp là sự lựa chọn cơ bản nhất, tối ưu nhất, giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc để phát triển trong tương lai.

VI. Thông tin liên hệ

Uy Danh đã giới thiệu chi tiết các vấn đề liên quan đến Thuế GTGT và mọi vấn đề nếu quý khách cần. Hãy đặt niềm tin vào dịch vụ của công ty chúng tôi “Mang đến sự hài lòng cho khách hàng là mục tiêu hàng đầu của Uy Danh”. Nếu còn vấn đề gì cần được giải đáp Quý khách hãy liên hệ với Uy Danh trên website để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ một cách tốt nhất.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

Địa chỉ: 45D, Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, TPHCM

Điện thoại: 0968 55 57 59

Website: https://uydanh.vn/

Email: info@uydanh.vn



Nguồn https://uydanh.vn/cac-phuong-phap-tinh-thue-gtgt-theo-phuong-phap-truc-tiep-doi-tuong-ap-dung-huong-dan-ke-khai-tren-htkk-2/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét