Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Quy định về chương trình khuyến mại

Trong cuộc sống xã hội hiện nay, có rất nhiều các hoạt động thương mại khác nhau diễn ra, ví dụ như khuyến mại. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đồng loạt thực hiện khuyến mại trong thời gian dài, phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và thu hút du lịch ngoài nước, Chính phủ nhiều nước đã tổ chức Mùa mua sắm hoặc Tháng khuyến mại. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng rất thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi cho những dịp đặc biệt hoặc khi muốn giới thiệu một sản phẩm mới. Vậy khuyến mại là gì? Tại sao lại có khuyến mại? Và nó có điều kiện gì hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu

 I. Cơ sở pháp lí

Khoản 2 Điều 88; khoản 5, khoản 6, khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại 2005 ban hành ngày 14/06/2005

Nghị định 81/2018/NĐ-CP ban hành ngày 22/05/2018

Khoản 5 điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013

II. Mục tiêu của chương trình khuyến mại:

Mục tiêu của việc khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ để tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch vụ chủ yếu thông qua việc lôi kéo khách hàng thực hiện hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ, giới thiệu sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa tới hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua. Hướng tới người tiêu dùng, khuyến khích mua và sử dụng sản phẩm, hàng hóa làm tăng sức ảnh hưởng đối với việc mua hàng.

1. Bản chất của chương trình khuyến mại:

Làm tăng doanh thu, doanh số bán ra, Kích cầu tiêu dùng, Giảm được hàng tồn kho, giảm doanh thu bán ra, giảm thuế GTGT đầu ra.

2. Đặc điểm của chương trình khuyến mại:

a. Về chủ thể

Chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại là thương nhân

Theo khoản 2 Điều 88 Luật Thương mại 2005 thì Thương nhân có thể thực hiện khuyến mại theo các hình thức sau:

  • Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

b.     Cách thức xúc tiến thương mại

Dành cho khách hàng những lợi ích nhất định (vật chất hoặc phi vật chất). Khách hàng được khuyến mại là người tiêu dùng hoặc là các trung gian phân phối.

III. Chương trình khuyến mại có những hình thức như thế nào?

Chương trình khuyến mãi có các hình thức sau:

  1. Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
  2. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền;
  3. Giảm giá trực tiếp;
  4. Hàng cũ đổi hàng mới;
  5. Rút thăm trúng thưởng;
  6. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên (phiếu tích điểm).
  7. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại, … (theo Điều 92 Luật Thương mại)

IV.  Quy định về chương trình khuyến mại:

1.      Theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP  mà Chính phủ vừa ban hành quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Trong đó, Nghị định quy định chi tiết về hoạt động khuyến mại. Nghị định quy định, chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.

2.      Thương nhân thực hiện Chương trình khuyến mại phải đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết các khiếu nại (nếu có) liên quan đến chương trình khuyến mại.

3.      Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

4.      Việc thực hiện khuyến mại phải đảm bảo:
a. Không đưa ra điều kiện để khách hàng được hưởng khuyến mại là phải từ bỏ, từ chối hoặc đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác;

 b. Không có sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.

5.      Nghị định cũng nêu rõ, không được sử dụng kết quả xổ số để làm kết quả xác định trúng thưởng, làm căn cứ để tặng, thưởng trong các chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 9 Điều 92 Luật thương mại.

 V. Các loại chương trình khuyến mãi:

  • Mua 1 tặng 1
  • Giờ vàng, ngày vàng và tuần lễ vàng
  • Giảm giá hàng tồn kho, hàng bán chậm, hàng lỗi
  • Giảm giá theo thời gian
  • Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm
  • Tặng phiếu mua hàng, giảm giá
  • Mua sản phẩm tặng kèm dịch vụ hoặc hỗ trợ dịch vụ
  • Thẻ tích điểm (khách VIP, khách hàng trung thành)
  • Giảm tiền cho đơn hàng bằng hoặc trên mức quy định
  • Giảm giá theo phần trăm

VI. Doanh thu và thuế GTGT về chương trình khuyến mại:

1.      Doanh thu bán hàng sẽ phải được phân bổ cả cho hàng khuyến mại, tức phải ghi nhận doanh thu hàng khuyến mại Chi phí sản xuất, giá vốn của hàng khuyến mại được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ

2.      Thuế GTGT cho hàng hóa khuyến mãi Tại khoản 5 điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC có nêu một số hình thức khuyến mại cụ thể như sau: “Một số hình thức khuyến mại cụ thể được thực hiện như sau:

 a. Đối với hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền thì giá tính thuế đối với hàng mẫu, dịch vụ mẫu được xác định bằng 0.

b. Đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, dịch vụ trước đó thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.

c. Đối với các hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ thì không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ tặng kèm.

VII. Báo cáo thực hiện chương trình khuyến mại:

1.      Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại Điều 13 Nghị định này và các hình thức khác theo quy định tại Khoản 9 Điều 92 Luật thương mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (nơi đã đăng ký và được xác nhận) về kết quả thực hiện chương trình khuyến mại theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trong trường hợp phải trích nộp 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng vào ngân sách nhà nước, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của thương nhân, cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thu nộp 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại theo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định thu nộp của cơ quan quản lý nhà nước, thương nhân có trách nhiệm nộp khoản tiền 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại theo quyết định.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp ngân sách nhà nước, thương nhân có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo theo Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thu nộp. Các chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại phải được thương nhân lưu trữ và chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

2. Thương nhân thực hiện khuyến mại theo các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 14 và các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định này không phải báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại.”

VIII. Kết luận

Trên đây là những khái niệm giúp bạn đọc hiểu hơn về chương trình cũng như đặc điểm của khuyến mại. Bên cạnh đó là những liệt kê về các chương trình khuyến mại thường gặp trong thị trường gồm các loại hình khuyến mại nào và hình thức như thế nào. Đồng thời, khi doanh nghiệp tổ chức một chương trình khuyến mại cần lưu ý những quy định trên để đảm bảo không vi phạm Luật thương mại.

IX. Thông tin liên hệ

Bên trên là toàn bộ những thông tin Quy định về chương trình khuyến mại. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc muốn tìm hiểu sâu hơn và gặp khó khăn trong việc làm Báo cáo thực hiện chương trình, bạn có thể liên hệ ngay công ty Uy Danh.

Uy DanhCông ty Dịch vụ kế toánThành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn




Nguồn https://uydanh.vn/quy-dinh-ve-chuong-trinh-khuyen-mai-3/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét